Trong tình yêu có một tình huống mà nhiều cặp đôi hay gặp phải. Tình huống này xảy ra khi thỉnh thoảng bạn ở lại nhà anh ấy, thế rồi bạn nhận thấy một vài điều không ổn. Những điều đó có thể là: anh ta không đậy nắp toilet sau khi dùng hoặc anh ta không bỏ đồ lót bẩn vào thùng giặt mà vứt lung tung khắp nhà … Thường thì hầu hết phụ nữ sẽ không nói gì cả. Đó có vẻ là một lựa chọn sáng suốt để tránh bị coi là khó tính và hay cằn nhằn.
Cũng chẳng phải là vấn đề gì lớn. Bạn có sống chung phòng với anh ấy đâu. Bạn chỉ phải chịu đựng sự cẩu thả của anh ấy khi bạn ở lại nhà anh ấy và khi anh ấy ở lại nhà bạn thôi. Tuy nhiên, đây lại là một cảnh báo quan trọng.
Khi hai vợ chồng bắt đầu cuộc sống chung, hầu hết phụ nữ đều dần dần phát hiện ra những tật xấu của anh ấy, mà đúng ra đó là những thói quen. Từ trước đến nay, anh ấy cứ lặp đi lặp lại chúng mà không suy nghĩ. Và rồi người vợ bắt đầu nỗ lực “khắc phục” sự cố này, cô ấy nhắc nhở, góp ý, cố ấy muốn chồng mình bỏ những thói quen xấu đó đi. Người đàn ông của bạn bối rối và trả lời, “Nhưng em yêu, trước đây em chưa bao giờ để ý chúng, vậy tại sao bây giờ lại phàn nàn ? Anh không hiểu!”
Thế rồi dần dần, những điều này có thể dẫn đến những xích mích hoặc những cuộc cãi vã. Sự thất vọng và bực bội bắt đầu tích tụ giữa hai người, thậm chí nó khiến bạn thấy rằng ở cùng nhau không còn vui nữa.
Khi bạn mua một chú chó con về, bạn cần huấn luyện nó ngay từ đầu. Bạn không thể để nó ngủ trên giường, rồi khi nó lớn thì bạn lại thay đổi quy tắc này và không cho nó nhảy lên giường nữa. Chó con sẽ không hiểu. Đàn ông cũng không.
Khi điều gì đó làm bạn thấy phiền toái, thời điểm thích hợp để nói chính là ngay lúc đó. Nếu bạn để lâu thì sẽ quá muộn để thay đổi. Bạn phải nói về những thói quen gây khó chịu cho bạn trước khi hai người chuyển đến sống cùng nhau. Nếu không thì mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi ở chung. Dĩ nhiên là bạn cũng cần phải cân nhắc xem xét lại chính mình nữa, vì trên đời này làm gì có chàng trai nào hoàn toàn vừa ý bạn.
Chiến lược sau đây sẽ giúp bạn biết ai là người “làm bể kèo” trong mối quan hệ này. Khi anh ấy làm điều gì đó hoặc nói câu gì đó làm bạn bực mình, hãy tự hỏi bản thân: “Nếu mình sống cùng anh ta suốt đời, mình có thể chịu được những thói quen này không? “. Nếu câu trả lời là “không”, bạn lại tự hỏi tiếp,”Mình có đang phản ứng thái quá không? Nếu bạn thân của mình có người bạn trai như thế, mình sẽ khuyên cô ấy thế nào? Liệu mình có thể cho rằng chuyện này chấp nhận được không ?” Nếu câu trả lời là “Có” cho hai câu hỏi này, bạn sẽ phải chiến đấu với bản thân và không đề cập nó với anh ta nữa.
Ngược lại, nếu câu trả lời là “Không”, bạn cần nói với anh ấy ngay lúc đó. Đây là một rủi ro cho mối quan hệ của bạn nhưng nó đáng chấp nhận. Vì nếu bạn không làm điều đó ngay bây giờ, bạn sẽ phải làm điều đó khi đã sống chung và lúc đó cả hai sẽ mất mát nhiều hơn bây giờ, cả về tài chính, tình cảm và thời gian.
Khi bạn bắt đầu hẹn hò, cả hai thực chất đang tạo ra một hợp đồng bất thành văn về những gì OK và những gì không. Bạn cần phải bảo vệ quyền lợi của bạn trong bản hợp đồng này và cũng phải đảm bảo rằng đã nêu rõ những điều kiện không thể thỏa thuận dẫn đến “hủy giao dịch”. Khi bạn đề cập đến chúng, bạn không nên cằn nhằn. Hãy nói một cách quả quyết, “Anh yêu, em thực sự không thích khi anh…” hoặc “Anh yêu, em cảm thấy tồi tệ khi anh…”. Nếu bạn ở bên một chàng trai tuyệt vời, điều này ít nhất sẽ mở ra cuộc nói chuyện về chủ đề này, để anh ấy có thể chia sẻ quan điểm của mình.
Nếu anh ấy vẫn không thay đổi hành vi của mình, bạn có thể thực thi quy tắc hơn một chút bằng cách sử dụng tâm lý học tích cực. Ví dụ, bạn có thể nói, “Em thích một chàng trai [chèn bất cứ điều gì anh ta không làm].” Nếu anh ấy vẫn không thay đổi, bạn cần phải đoán trước rằng anh ấy sẽ không bao giờ thay đổi.
Bẫy tình thứ 21 (phần cuối): Lưu ý bản hợp đồng bất thành văn
Trọn bộ: “21 cái bẫy cần tránh trong hẹn hò và yêu đương“.