Nếu bạn là fan hâm mộ khoai môn, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món chè khoai môn đậu xanh ngon tuyệt này. Với sự kết hợp độc đáo giữa đậu xanh và khoai môn, hòa quyện với nước cốt dừa béo ngậy, thơm phức, món chè này chắc chắn sẽ làm lòng bạn hài lòng. Hãy cùng M & Tôi vào bếp ngay, với 5 cách nấu chè khoai môn đậu xanh cập nhật mới nhất vào tháng 08/2023.
Khoai môn là gì?
Khoai môn hay môn ngọt là tên gọi của một số giống khoai thuộc loài Colocasia esculenta (L.) Schott, một loài cây thuộc họ Ráy (Araceae).
Cây khoai môn có củ cái và củ con, củ cái nặng từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chứa nhiều tinh bột.
Đậu xanh là gì?
Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata có kích thước hạt nhỏ. Ở Việt Nam, đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè, hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ).
Lợi ích sức khỏe của đậu xanh
Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
Đậu xanh rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Hạt chứa nước 14%, protein 23,4%, chất béo 2,4%, carbohydrate 53,1%, chất xơ 4,7%; cũng như các nguyên tố vi lượng Canxi, Phốt pho, Sắt và các vitamin (A, B1, B2, PP, C).
“Đậu xanh còn chứa các phosphatidyl choline, phosphatidyl ethanolamine… thúc đẩy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa lão hóa”, bác sĩ Hằng chia sẻ.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Đậu xanh chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa như chất xơ và kháng tinh bột. Trong mỗi 200g đậu xanh nấu chín có 15,4g chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tên pectin giúp dễ tiêu hóa thức ăn. Kháng tinh bột trong đậu xanh cũng có tác dụng như chất xơ hòa tan, có lợi cho các vi khuẩn đường ruột.
“Các vi khuẩn này sẽ tiêu hóa kháng tinh bột và chuyển đổi thành các axit béo chuỗi ngắn như butyrate. Butyrate có tác dụng nuôi dưỡng các tế bào ruột già, tăng cường miễn dịch đường ruột, giảm nguy cơ ung thư ruột già”, bác sĩ Hằng phân tích.
Ngăn ngừa sốc nhiệt
Súp hoặc chè đậu xanh là món yêu thích của nhiều người trong mùa hè nhờ khả năng chống viêm, ngăn ngừa sốc nhiệt. Những chất chống oxy hóa có trong đậu xanh như vitexin và isovitexin có thể bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do sốc nhiệt.
Cung cấp dinh dưỡng cho thai phụ
Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều thực phẩm giàu folate vì đây là chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Mỗi lần tiêu thụ 200g đậu xanh cung cấp cho cơ thể 80% lượng folate cần thiết hàng ngày. Đậu xanh cũng chứa nhiều chất sắt, protein và chất xơ, là những chất dễ thiếu trong thai kỳ.
Ngăn ngừa bệnh mạn tính
Đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ như axit phenolic, flavonoid, axit caffeic, axit cinnamic… Các hợp chất này giúp trung hòa gốc tự do – tác nhân gây viêm mạn tính, bệnh tim hay ung thư. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng các chất chống oxy hóa từ đậu xanh có thể giảm sự phát triển ung thư ở phổi và dạ dày.
Phòng bệnh tim mạch
Chế độ ăn uống có đậu xanh có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Giúp giảm huyết áp
Theo bác sĩ, các protein trong đậu xanh có thể ức chế các enzyme có vai trò tăng huyết áp. Điều này giúp huyết áp duy trì ổn định một cách tự nhiên.
Giúp giảm đường huyết
Đậu xanh giúp giảm đường huyết nhờ có hàm lượng chất xơ cao, làm chậm quá trình giải phóng đường vào cơ thể. Nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy chất chống oxy hóa vitexin và isovitexin trong đậu xanh có thể làm giảm đường huyết và giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Đậu xanh rất giàu chất xơ và protein. Hai hợp chất này giúp ức chế hormone gây đói, tạo cảm giác no lâu.
Tuy nhiên, chú ý rằng đậu xanh không phù hợp cho những người có tình trạng nhiệt tính hàn như lạnh cả tay chân, thiếu sức, lưng chân đau nhức và đi phân lỏng. Người già và trẻ em cũng không nên ăn quá nhiều đậu xanh để tránh tiêu hóa khó khăn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bằng thuốc, không nên sử dụng đậu xanh để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
Lợi ích sức khỏe của khoai môn
Khoai môn là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng Vitamin C, B6, E, chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của khoai môn bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Tác dụng của khoai môn trong việc giúp cân bằng lượng đường trong máu: Trong khoai môn có chỉ số đường huyết rất thấp, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ kiểm soát được lượng đường bên trong cơ thể.
- Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Trong khoai môn có chứa một hàm lượng chất xơ cao, có khả năng ngăn ngừa táo bón và một số triệu chứng kích thích.
- Giúp ngăn ngừa ung thư: Khoai môn chứa chất polyphenol, có tác dụng trong việc chống oxi hóa và có khả năng ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Trong khoai môn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch.
- Giúp giảm cân: Khoai môn rất giàu chất xơ, do đó có tác dụng rất tốt trong việc giảm cân.
- Tốt cho mắt: Trong khoai môn có chứa Vitamin A, giúp cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mất thị lực.
- Giúp da luôn mạnh khỏe và tràn đầy sức sống: Khoai môn còn được ví như một thần dược cho làn da của phụ nữ. Vì khoai môn chứa vitamin E, Vitamin A và các chất chống oxi hóa.
Tổng hợp 5 cách nấu chè khoai môn đậu xanh thơm ngon cập nhật vào tháng 08/2023
Cách nấu chè khoai môn đậu xanh bùi ngọt, thơm ngon đơn giản tại nhà
Nguyên liệu:
- Khoai môn 400 gr
- Đậu xanh 200 gr (còn vỏ)
- Sữa tươi 250 ml (không đường)
- Bột năng 70 gr
- Nước cốt dừa 300 ml
- Đường 200 gr
- Muối 1 ít
Cách chế biến chè khoai môn đậu xanh:
1. Vo sạch và ngâm đậu xanh: Đậu xanh rửa qua nhiều lần để đảm bảo loại bỏ hết tạp chất. Sau đó ngâm đậu xanh ít nhất 4 tiếng hoặc qua đêm để cho đậu nở mềm.
2. Sơ chế khoai môn: Hòa tan khoảng 2 muỗng cà phê muối vào 1 lít nước, sau đó cho khoai môn vào nồi. Đun lửa lớn đến khi nước bắt đầu sôi thì đổ khoai ra rổ, xải nước lạnh cho khoai nguội và lột vỏ.
](https://mvatoi.com.vn)
3. Nấu khoai môn: Bắc 1 cái nồi lên bếp, rồi bỏ khoai môn vào. Thêm vào 250ml sữa tươi, 100gr đường và đun sôi. Luộc cho khoai môn chín đến chừng vừa tới.
4. Pha bột năng và nấu đậu xanh: Cho 70gr bột năng vào chén, hòa tan với 100ml nước lạnh, khuấy đều.
5. Nấu chè khoai môn cùng đậu xanh: Hòa tan bột năng vào nươc sôi, sau đó cho đậu xanh vào nấu trong vòng 20 – 30 phút. Khi đậu xanh chín, cho 100gr đường vào và cho phần khoai môn vừa luộc vào nồi. Nấu cho sôi và vớt bọt để làm trong nước. Cuối cùng, cho 300ml nước cốt dừa vào nấu, khuấy đều và nêm đường lại cho phù hợp khẩu vị.
6. Thành phẩm: Đậu xanh sau khi ngâm xong, chắt bỏ nước cũ rồi rửa với nước lạnh một lần nữa rồi vớt ra. Cho đậu xanh vào nồi nước bột năng nấu trong vòng 20 – 30 phút. Đến khi đậu xanh chín thì cho 100gr đường vào rồi cho tiếp phần khoai môn đã luộc ban nãy vào nồi nấu cho sôi. Đồng thời vớt bọt để làm trong nước. Cuối cùng là cho 300ml nước cốt dừa vào khuấy đều và nêm nếm lại đường cho phù hợp với khẩu vị của gia đình nhé.
Cách nấu chè khoai môn đậu xanh ngon tuyệt
Nguyên liệu
- Khoai môn cao: 500 gam.
- Đậu xanh cà: 150 gam.
- Đường.
- Nước lọc sạch.
- Lá dứa
- Nước cốt dừa.
Cách nấu món chè khoai môn đậu xanh ngon tuyệt:
Bước 1:
Khoai môn đem gọt cho sạch vỏ, rửa sạch, luộc cho khoai môn chín đều.
Thái ra thành từng khối ô vuông sao cho thật là vừa ăn.
Lá dứa rửa sạch rồi cột thành bó rồi để riêng ra.
Đậu xanh cà cho ra một cái thau nước lạnh, ngâm đậu trong khoảng 15 phút sau đó vớt đậu xanh ra rổ và đem đi đun lên cùng với nước lọc.
Bước 2:
Cho bó lá dứa vào nồi đậu xanh nấu chung lên luôn đến khi nào đậu đã được đun chín mềm lên là được.
Cho đường vào sao cho hợp khẩu vị nồi nấu cho sôi lại lần nữa, đậy nắp vung nồi nấu.
Cho tiếp phần của khoai môn vào trong nồi, chè khoai môn đậu xanh sôi lên rồi là chúng ta tắt bếp ngay là được.
Chè chín múc ra chén, ăn nóng hoặc ăn lạnh.
Cách nấu chè khoai môn đậu xanh thơm ngon, lạ miệng
Nguyên liệu
- Khoai môn củ nhỏ: 500g hoặc khoai sọ (nên chọn loại ít dẻo nhiều bột).
- 250g đậu xanh.
- 350g đường.
- 300g dừa nạo.
- 10 lá dứa (nếu có).
- Muối.
- Bột năng.
- Dụng cụ dùng để hấp.
- 1 chút nước cốt lá dứa.
- 100ml sữa tươi.
Cách nấu chè khoai môn đậu xanh
Bước 1: Sơ chế khoai môn
Sau khi chọn được những củ khoai môn phù hợp nhất để nấu chè bạn gọt sạch vỏ, rửa lại bằng nước sạch rồi cắt thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn. Lưu ý, trước khi cắt khoai môn, bạn chần chuẩn bị trước một chậu nước muối loãng để cắt tới đâu sẽ cho vào chậu nước muối ngâm tới đó như vậy, khoai sẽ không bị thâm mà sẽ giữ được màu vốn có. Bạn cứ ngâm khoai môn như vậy trong khoảng 2h để loại bỏ hết mũ rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Nếu bạn sử dụng khoai sọ để nấu thì bước này cần làm thật kĩ để chúng bớt nhớt và ngứa.
Bước 2: Hấp hoặc luộc khoai môn
Sau khi đã sơ chế khoai môn, bạn có thể thực hiện một trong hai cách là hấp hoặc luộc khoai môn. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên hấp chín khoai môn để giúp khoai môn giữ được vị ngọt, ngon và các dưỡng chất thiết yếu.
Bước 3: Nấu khoai môn cùng với đường và sữa tươi
Bắc một nồi sạch lên bếp sau đó cho vào nồi 70g đường và 100ml sữa tươi nấu với nhau, tiếp đó cho khoai môn vào nồi nấu cùng. Bước này có tác dụng giúp miếng khoai môn thêm ngọt, béo và giúp khoai môn có vị tương đồng với nước cốt giúp món chè thêm dễ ăn và ngon hơn. Nhớ là nấu trên lửa vừa cho đến khi khoai vừa chín tới là được chứ không nên nấu quá lâu trên lửa già khiến khoai bị nát nhừ cả mất ngon.
Bước 4: Làm nước cốt dừa
Nước cốt dừa bạn có thể sử dụng loại nước cốt dừa đóng lon hoặc nước cốt dừa được làm từ cơm dừa tươi. Tuy nhiên, để hương vị món chè ngon nhất bạn nên thực hiện lấy nước cốt dừa từ cơm dừa tươi. Theo đó, bạn cho khoảng 300g dừa tươi vào 1 bát nước sôi rồi vắt lấy nước cốt để riêng ra bát.
Bước 5: Nấu chè khoai môn đậu xanh
Hòa tan bột năng cùng với nước lạnh (không dùng nước nóng vì nước nóng sẽ làm bột năng bị vón cục). Sau đó cho khoảng 1 lít nước vào nồi đun s