Hầu Đồng là Gì?
Theo Wiki, hầu đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng và thờ nữ thần Mẫu của dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hầu đồng là một hoạt động tín ngưỡng có tính thiêng rất cao. Theo quan niệm và thực tế, bản chất của việc hầu đồng là các vị thánh thần nhập vào người hầu đồng để phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc…
Có thể thấy, hiện không có định nghĩ cụ thể về hầu đồng mà đây chỉ là khái niệm để chỉ chung trạng thái tâm linh khi thần thánh “nhập” vào người ông/bà đồng và thông qua thân xác của ông/bà đồng nhằm thể hiện lời nói, hành động, ý muốn truyền đạt.
Ai có thể hầu đồng?
Có thể nói, chưa có nghiên cứu cụ thể về người có thể hầu đồng, nhưng đa số người hầu đồng sẽ có căn đồng hoặc do di truyền của gia tộc hoặc do hệ thần kính yếu. Những người có hệ thần kinh yếu khi đi đến đền, phủ cũng thường sẽ bị “nhập” và gọi đây là ốp đồng. Câu trả lời cho câu hỏi này không chính xác, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được công việc này, chỉ những người có căn và có duyên mới có thể hầu đồng.
Hầu đồng có phải là nghi lễ của Phật giáo không?
Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, thời Đức Thánh Trần… mà không phải nghi lễ của Phật giáo. Trong đó, phủ là đền thờ của Mẫu Thượng Thiện, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Mỗi Phủ thường có màu sắc và tượng trưng riêng. Mẫu Thượng Thiện thường được khắc với tông màu đỏ, Mẫu Thượng Ngàn với màu xanh và Mẫu Thoải với màu trắng.
Nghi thức hầu đồng thực hiện thế nào?
Một buổi lễ hầu đồng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng bằng việc sắp xếp lễ vật và các yếu tố khác. Lễ vật cho một buổi hầu đồng thường gồm đồ cúng như xôi, thịt, hoa quả, trầu cau, rượu, thuốc, vàng mã. Trong một buổi hầu đồng, các bà đồng, ông đồng sẽ nhảy múa, ban lộc và phán truyền thông qua tiếng hát văn và nhạc cung đình. Quá trình hầu đồng được thực hiện theo trình tự, bắt đầu từ việc thay lễ phục cho mỗi giá đồng, sau đó có các hoạt động như dâng hương, lễ thánh giáng, múa đồng, ban lộc và nghe văn chầu. Buổi hầu đồng kết thúc khi người hầu đồng thái tử và thánh thăng.
Giá hầu đồng gồm bao nhiêu loại?
Có tối đa 36 giá hầu đồng, bao gồm Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thoải, Tứ Chầu bà, và Tứ Thánh Cậu. Mỗi giá đồng có một bộ trang phục riêng phù hợp với màu sắc của từng giá. Các giá hầu đồng thường được thực hiện theo trình tự từ cao xuống thấp, và mỗi giá đồng có các pháp múa khác nhau.
Hầu đồng có phải là mê tín dị đoan không?
Hầu đồng không phải là mê tín dị đoan. Lên đồng phán truyền là hành vi mê tín dị đoan, trong đó người lên đồng lợi dụng nghi lễ hầu đồng để mê hoặc người khác và trục lợi. Hầu đồng là một hoạt động tín ngưỡng truyền thống của Việt Nam, được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Hầu đồng có bị phạt không?
Hành vi lên đồng (mê tín dị đoan) có thể bị phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Cuộc hầu đồng không bị phạt. phạt tù hoặc phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm. Hầu hết các đồng được thực hiện một cách trang trọng và tôn trọng.