Ngày Lễ Phật Đản – Khám Phá Ngày Đặc Biệt Này!

Ngày Lễ Phật Đản là một trong những ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Đây cũng là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với Vu Lan và Thành Đạo.

Nguồn Gốc Lễ Phật Đản

Theo truyền thuyết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tên thật là Tất Đạt Đa, là thái tử và là con của vua Tịnh Phạm và hoàng hậu Mada ở nước Ca-tỳ-la-vệ bên Ấn Độ. Ngày Rằm tháng 4 Âm lịch, năm 624 trước Công nguyên, một vị Thái tử chào đời tại Vườn Lâm Tỳ Ni, được gọi là Vesak trong tiếng Pali và Vaisakha trong tiếng Phạn (nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal).

Một ngày, hoàng hậu Mada có một giấc mơ kỳ lạ. Bà mơ thấy trên trời tỏa ra một ánh hào quang sáng rực rỡ, một con voi 6 ngà xuất hiện và bay đến tiến nhập vào cơ thể của bà. Hoàng hậu tỉnh giấc và cảm thấy có điều gì đó kỳ lạ, cảm giác ngập tràn hạnh phúc.

Hoàng hậu kể cho vua nghe về giấc mơ, nhà vua Tịnh Phạm mời các nhà thông thai vào cung nghị sự. Các nhà tiên tri vui mừng báo có việc lành, dự đoán rằng hoàng hậu sẽ sinh một vị hoàng tử, ngài sẽ là vị vĩ nhân tương lai.

Khi hoàng hậu sắp sinh nở, đoàn tùy tùng rời cung điện và khi đi qua khu rừng Lâm Tỳ Ni, có điều kỳ lạ xảy ra – các cây hoa lá đua nở, cây cổ thụ rủ cành che chở cho bà. Hoàng hậu hạ sinh một thái tử khỏi ngô, có hành động đặc biệt “một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất” – “duy ngã độc tôn”.

Người đi 7 bước, mỗi bước dường như có những đóa hoa sen nâng gót, tỏa ánh hào quang lung linh. Sau đó, đoàn tùy tùng quay lại hoàng cung, những bữa tiệc lớn được tổ chức mời các nhà thông thai, vua chúa lân cận đến thăm.

Theo một số sách có viết, một ẩn sĩ đã tiên tri rằng đất nước sẽ có một vị vua trẻ vĩ đại hoặc một nhà hiền triết lừng danh thế giới loài người. Khi thái tử lớn lên, ngài sẽ thấy những đau khổ của nhân loại và rời cung điện để tìm con đường chấm dứt khổ đau cho chúng sinh.

Và đúng như vậy, sau những năm tu hạnh khổ nguyện, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ, tìm ra được con đường giải thoát và đi khắp bốn phương để giáo hóa cứu độ chúng sinh.

Lễ Phật Đản ở Việt Nam

Lễ Phật Đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958. Vào ngày này thường có diễn hành xe hoa trên đường phố. Sau khi Việt Nam thống nhất, ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.

Ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễn hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc – Vesak cũng đã được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014, 2019.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam. Ngày này cũng nhận nhiều sự quan tâm của chính quyền.

Vào ngày đại lễ Phật Đản 2022, giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức Phật lịch 2566 lúc 4 giờ sáng ngày Rằm tháng 4 Âm lịch. Vào lúc này, các tu viện trên toàn TP sẽ cử 3 hồi chuông Bát nhã rước lễ Đức Phật Đản sanh.

Đại lễ Phật Đản năm nay 2022 dự kiến sẽ được tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự, cũng là địa điểm tổ chức Lễ Phật Đản 2021. Lễ năm nay được sắp xếp với quy mô nhỏ hơn, nhằm lan toả thông điệp hướng đến sự chung tay sát cánh cùng nhau vượt qua đại dịch, ổn định đời sống và phát triển đất nước.

Lễ Phật Đản được tổ chức từ ngày mùng 8 đến 15 tháng 4 Âm lịch. Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng, chư tăng ni và phật tử có mặt tại lễ đài chính của Việt Nam Quốc Tự tham dự, lễ tắm Phật được chính thức bắt đầu vào 6 giờ sáng.

Đặc biệt suốt tuần lễ Phật Đản Phật lịch 2566, có nhiều chương trình thuyết giảng phật pháp trực tiếp, gián tiếp được tổ chức, hướng đến ngày Đản sanh của Đức Thích Ca Mâu Ni và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (1982 – 2022).

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan