Văn Khấn An Vị Bát Hương

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc văn khấn an vị bát hương. Đây là một phần công việc quan trọng và không thể thiếu trong các nghi lễ bốc và lập bát hương. Với văn khấn an vị bát hương đúng cách, bạn sẽ mang lại may mắn và cát khí cho gia chủ.

1. Tại sao an vị bát hương cần văn khấn?

Bát hương không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần. Bát hương là nơi thánh ngự của thần linh và gia tiên đã khuất. Do đó, khi dời nhà cũ qua nhà mới, cần lưu ý không tự ý chuyển bát hương mà chưa có văn khấn an vị bát hương cũng như cúng bái trình bày với thần linh.

Nếu bạn vô tình di chuyển bát hương mà không có văn khấn an vị bát hương, sẽ khiến thần linh và ông bà tổ tiên của ngôi nhà bị kinh động, dẫn đến nhiều điều không may mắn. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của các thầy phong thủy và người có kinh nghiệm trong cúng bái để có văn khấn an vị bát hương.

Gia chủ cần có văn khấn an vị bát hương đúng chuẩn

2. Sắm lễ và văn khấn an vị bát hương

2.1. Sắm lễ trước khi đọc văn khấn an vị bát hương

Ngoài văn khấn an vị bát hương, bạn cần chuẩn bị một mâm cúng bái tươm tất và thể hiện sự thành tâm tuyệt đối. Trong văn hóa thờ cúng, không yêu cầu mâm cao cỗ đầy, nhưng quan trọng là thể hiện lòng thành tâm của gia chủ. Bạn có thể cúng mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay tùy vào điều kiện và phong tục của mỗi vùng miền.

Dưới đây là những vật phẩm nên có khi an vị bát hương:

  • Một con gà trống luộc, tạo dáng thờ cho đẹp
  • Một đĩa xôi trắng nhỏ
  • Một chai rượu trắng
  • Một đĩa hoa quả tròn (5 loại quả)
  • Một lọ hoa cúc vàng thường dùng để thắp hương ngày lễ tết
  • Ba lá trầu và ba quả cau
  • Ba đĩa tiền vàng và một Đinh tiền vàng
  • Một cầu vàng màu vàng (1000 vàng) và một cầu vàng màu đỏ (1000 vàng)
  • Một con ngựa đỏ và vàng cùng kiếm, mũ, áo đầy đủ
  • Một mâm cơm theo chuẩn bị của gia chủ
  • Một bát nước lã sạch

Trước khi chuẩn bị lễ vật, bạn cần chuẩn bị những vật dụng không thể thiếu khi bốc bát hương và an vị bát hương như: bát hương và cốt bát hương. Cốt bát hương bao gồm lá giấy ghi hiệu thổ công + vàng, hương vàng đầy đủ.

Việc sắm lễ an vị bát hương tùy vào điều kiện của mỗi gia đình

2.3. Văn khấn an vị bát hương

Gia chủ dùng một bát nước sạch ngũ vị hương, trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xoa Ha (21 hay 27 lần), trì thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước. Rồi khấn: “Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô, sa bà ha”.

Sau đó dùng nước và khăn sạch lau bát hương và đọc án lam xóa ha (7-21 lần).

Dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây. Ngũ sắc là năm màu của ngũ hành: vàng, trắng, đen, xanh lá cây và đỏ. Dùng tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng.

Sau khi bốc bát hương lên bàn thờ, gia chủ thắp 3 nén hương cắm vào bát hương và bái bạch thỉnh Thánh ứng lô Hương như sau:

“Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên hậu thổ
Con kính lạy, Thổ Công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần – Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, thần tài tiền vị.
Hôm nay ngày… tháng… Năm … Gia chủ con là … sinh năm … hành canh … tuổi, thê … sinh năm … hành canh … tuổi, nam tử … sinh năm … hành canh … tuổi, nữ tử … ngụ tại ngôi gia số … hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị tôn thần hoàng thiên hậu thổ, thổ công chúa đất, thần tài, ngũ phương chi thần vị tiền, bản đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia thổ địa long mạch tôn thần, bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần.
Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử.
Lời thỉnh Thánh ứng lô Hương: “Kính thỉnh ngài ngũ phương thổ công, thổ địa tôn thần, sơn thần chúa đất thần tài tiền vị, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân – Thổ địa long mạch tôn thần – Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, lai giám lô nhang” (3 lần).

Sau khi hoàn tất việc đọc văn khấn an vị bát hương và nghi lễ an vị bát hương, gia chủ cần thắp hương mỗi ngày liên tục trong 3 ngày hoặc 7 ngày hoặc 21 ngày hoặc 49 ngày hoặc 100 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện. Theo quan niệm của người Việt, sau khi bốc bát hương, cần sắm lễ và đọc văn khấn an vị bát hương trong 100 ngày.

Văn khấn an vị bát hương giúp thần linh nghe thấu lời cầu nguyện

3. Lưu ý khi làm lễ và đọc văn khấn an vị bát hương

Để lễ an vị bát hương diễn ra suôn sẻ và văn khấn an vị bát hương hiệu nghiệm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn ngày giờ tốt khi thực hiện an vị bát hương. Tránh những ngày tam tai, Thiên cẩu, thọ tử, vãn vong, sát sư – những ngày cực xấu và âm khí nặng. Ngày di chuyển bát hương cần phù hợp với gia chủ và là ngày và giờ Hoàng đạo.
  • Khi đọc văn khấn an vị bát hương, chúng tôi khuyến nghị bạn nên thành tâm tuyệt đối, mặc trang phục gọn gàng và không luộm thuộm, hở hang.

Hy vọng thông tin về văn khấn an vị bát hương trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ này và không còn lúng túng khi thực hiện.

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan