Bài cúng dâng sao giải hạn đầu năm – Cúng sao giải hạn 2022 hay Văn khấn làm lễ cúng giải hạn chi tiết giúp các bạn gặp dữ hóa lành, ít gặp tai ương hoạn nạn.
Nội dung bài viết
1. Cúng sao giải hạn ngày nào
Mỗi người mỗi năm lại có sao chiếu mệnh khác nhau nên việc các gia đình chọn ngày đúng sao chiếu mệnh để cúng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các gia đình Việt thường cúng sao giải hạn một lần vào đầu năm mới âm lịch, thường là một ngày thuận tiện trong tháng Giêng.
Bạn đang xem: Văn khấn dâng sao giải hạn
Tuy nhiên, nếu có thời gian, các bạn có thể tiến hành cúng sao giải hạn hàng theo vào từng ngày nhất định theo đúng ngày sao chiếu mệnh như sau:
- Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng
- Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng
- Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng
- Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng
- Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng
- Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng
- Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng
- Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng
- Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng
2. Nghi lễ cúng giải hạn đầu năm
Xem thêm: Nằm mơ thấy người khác nằm võng
Theo quan điểm truyền thống, vào mỗi năm đều có riêng sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Đó có thể là sao tốt, cũng có thể là sao xấu. Do đó, vào rằm Tháng Giêng âm lịch hay còn gọi là tết Nguyên Tiêu, nhiều gia đình làm lễ dâng sao giải hạn khi gặp sao chiếu mệnh xấu, hoặc làm lễ nghênh đón nếu đó là sao tốt với mong muốn cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, gia đình sung túc, hạnh phúc.
Lễ vật cúng sao giải hạn
- Đèn hoặc nến (số lượng tùy theo từng sao).
- Bài vị (màu của bài vị tùy theo từng sao), viết chính xác tên sao lên bài vị (cúng sao nào
- viết tên sao đó).
- Mũ vàng.
- Đinh tiền vàng (số lượng tùy ý, không cần quá nhiều).
- Gạo, muối.
- Trầu, cau.
- Hương hoa, trái cây, phẩm oản.
- Nước (1 chai).
Bài vị cúng sao giải hạn nên được viết trên giấy đồng màu với ngũ hành của từng sao, sau đó dán bài vị lên một chiếc que cắm vào li gạo và đặt ở khoảng giữa phía trong cùng của bàn lễ. Bàn hương án dâng sao giải hạn thường được đặt ở ngoài trời, có thể là ở sân trước nhà hoặc trên sân thượng.
Thời gian thích hợp nhất để làm lễ dâng sao giải hạn là vào tối ngày rằm tháng Giêng, thường là vào khoảng 19h tối.
Xem thêm: 9 dấu hiệu của người sắp chết
Khi thực hiện xong xuôi khóa lễ, gia chủ lưu ý hóa cả tiền vàng, văn khấn và bài vị.
Để biết năm nay sao nào chiếu mệnh,mời các bạn tham khảo bảng tra cứu sao hạn năm 2021:
- Bảng tính sao hạn năm 2022 chi tiết từng tuổi
3. Cúng dâng sao giải hạn đầu năm
4. Mẫu sớ cúng giải hạn
5. Văn khấn cúng giải hạn sao Thái Bạch
6. Văn khấn cúng sao Thổ Tú
7. Văn khấn cúng sao La Hầu
8. Văn cúng sao Thủy Diệu
9. Văn khấn cúng sao Thái Dương
10. Văn khấn cúng sao Vân Hớn
11. Văn khấn cúng sao Kế Đô
12. Văn khấn cúng sao Mộc Đức
13. Văn khấn cúng sao Thái Âm
Ngoài việc chuẩn bị cúng sao giải hạn, các gia đình Việt Nam sẽ còn chuẩn bị cho Tết Nguyên Tiêu. Việc cúng Tết Nguyên Tiêu rằm tháng Giêng rất quan trọng, chả vậy mà các cụ xưa vẫn có câu: Đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng. Để chuẩn bị tốt nhất cho dịp lễ này, mời các bạn tham khảo các bài viết mà VnDoc đã chuẩn bị như Văn khấn rằm tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu, cách làm mâm cơm cúng rằm tháng Giêng nhé.
Việc tổ chức cúng sao giải hạn nên đảm bảo trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không để xuất hiện yếu tố dịch vụ, trục lợi, mà phải đúng Chính pháp để mọi người hiểu luật nhân quả của Phật giáo, làm việc tốt, sống đời sống chính mạng, chính nghiệp mới tránh bất an trong đời sống của mình.
Xem thêm: Mơ thấy câu được nhiều cá