Dưới đây là danh sách Vị phật nào cao nhất hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Ví dụ như ngài Xá-lợi Phất, ngài Ca-diếp, ngài Mục-kiền-liên, ngài Bồ-đề Đạt-ma, Đức Phật A-di-đà, ngài Đạt-lai Lạt-ma. Vậy ai là những vị đứng đầu Phật giáo thế giới từ sau khi Phật Thích-ca mất ?
Trả lời:
Các tên nói trên là rất nổi tiếng trong giới Phật giáo từ xưa đến nay, họ cũng được nhắc đến trong nhiều sách, báo, truyền thông. Nhưng không ai trong số các ngài là người đứng đầu của Phật giáo thế giới như là người thay thế, người đại diện của Đức Phật cả.
Theo kinh điển, Đức Phật cũng chưa bao giờ ‘truyền’ cho ai làm người đứng đầu Phật giáo (theo nghĩa làm ‘giáo chủ’ như trong các tôn giáo khác). Đức Phật đã chỉ dụ rằng chính Giáo Pháp là thứ sẽ dẫn dắt Tăng Đoàn, hoặc khi ai thấy Giáo Pháp là thấy Phật, ai thực hành theo đúng Giáo Pháp thì người đó là người thực hành theo đạo Phật.
Rất nhiều người bình thường, kể cả người theo đạo Phật, vì không được các sư thầy chỉ dạy căn bản về giáo lý và về các nền Phật giáo trên thế giới, nên họ thường xuyên ngộ-nhận những người mà họ cho là người đứng đầu (giáo chủ) của Phật giáo thế giới. Hơn nữa, rất nhiều người đã tìm hiểu và nhớ rất nhiều về những giai thoại, truyền thuyết, hay những chuyện thời sự về những nhân vật Phật giáo đó, nhưng họ lại không hiểu biết thực sự những vị đó là ai. (Ví dụ, rất nhiều người hiện đại đang co rằng ngài Đạt-la Lạt-ma là ‘giáo chủ’ của Phật giáo thế giới, là người đại diện cho Phật ở thế gian này!). Xin trả lời ngắn-gọn về những vị đó:
Xem thêm: Mơ thấy cá chết đánh con gì
1. Xá-lợi-phất (Sapurita), Mục-kiền-liên (Moggallana), A-nan-đà (Ananda), Đại-Ca-diếp (Mahakapssapa)… là những vị đại đệ tử của Phật, sống vào thời Phật, cùng tu tập theo Phật. Họ nổi tiếng trong khắp các kinh điển bởi vì họ đã từng sống cùng thời với Phật, đi theo Phật, và đã tu tập chứng đắc giác ngộ hoàn toàn, và trở thành những vị A-la-hán đầu tiên sau Đức Phật. Đó là những bậc thánh nhân, là những vị học trò xuất sắc nhất của Phật. Tên của họ thường xuất hiện khắp trong kinh điển Phật giáo bởi vì họ vừa là học trò, vừa là nhân chứng, vừa là người được nghe Đức Phật thuyết giảng vào thời Đức Phật.
Họ cũng chính là những người thực hiện việc kết-tập những lời Phật dạy thành Ba Rỗ Kinh (Tam Tạng Kinh) được truyền thừa cho đến ngày hôm nay!.
Những bậc trượng lão thánh nhân đó thuộc dòng Phật giáo Nguyên thủy (Theravada, Trưởng lão bộ), và họ đã niết-bàn trước khi xuất hiện những trường phái khác của Phật giáo.
Những di tích khảo cổ ở Ấn Độ ngày nay đã cho thấy rất nhiều di tích về các vị thánh nhân này, theo như kinh sử đã ghi, bên cạnh những di tích về Đức Phật Thích-ca lịch sử.
2. Ngài Bồ-đề Đạt-ma là một vị sư người Ấn Độ đã qua Trung Hoa truyền bá đạo Phật từ thế kỷ thứ 5 sau CN. Ngài là người sáng lập ra trường phái Thiền Tông (Chan, Zen) ở Trung Hoa. Đó là vị tổ của Thiền Tông. Vì nhiều người Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên… đã tu tập theo Thiền Tông trong suốt 16 thế kỷ qua, cho nên tên của ngài và nhiều giai thoại về ngài rất được nhiều người nhắc đến, và tranh tượng về ngài được thờ kính trong các thiền viện thuộc Thiền Tông.
Vì Thiền Tông được khải mở ở Trung Hoa và các nước Đông Á, nơi mà Phật giáo Đại thừa đã thịnh hành nên nền Phật giáo Đại thừa cũng tính Thiền Tông là thuộc Phật giáo Đại thừa, mặc dù cách thức tu tập của Thiền Tông là khá khác biệt so với hầu hết những nhánh phái khác thuộc Phật giáo Đại thừa.
Xem thêm: Xem tuổi quý dậu
Nhiều nghiên cứu hàn lâm gần đây dựa vào khảo cổ và kinh điển đã chứng minh rằng Thiền Tông là một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy được phát triển ở những nước Đại thừa. (Đọc thêm nghiên cứu “Thiền Tông-một nhánh của Phật giáo Nguyên thủy trong các nước Phật giáo Đại thừa” của của Shanta Ratnayaka, do ni sư Liễu Pháp dịch.)
Ngài không phải là người đứng đầu của Phật giáo thế giới như nhiều người đã hiểu sai. Bồ-đề Đạt-ma là người đứng đầu đầu tiên của Thiền Tông Trung Hoa, là vị sơ tổ của Thiền Tông. Người theo Thiền Tông cũng thờ kính Đức Phật như một vị Phật tổ của Phật giáo, ngoài ra họ thờ kính ngài Bồ-đề Đạt-ma như vị sơ tổ của tông phái Thiền Tông, và tu tập theo hướng dẫn của ngài.
Thiền Tông Việt Nam thực sự cũng bắt nguồn từ Thiền Tông Trung Hoa của ngài Bồ-đề Đạt-ma và được truyền thừa đến ngài Huệ Khả (Nhị Tổ) cho đến ngài Huệ Năng (Lục Tổ), và nhiều vị tổ sau đó.
3. Đức Phật A-Di-Đà (Amita Buddha) là một vị Phật thuộc kinh điển của Phật giáo Đại thừa. Vị Phật này được miêu tả trong kinh có tên là “Kinh Phật Thuyết Về Phật A-di-đà” của Phật giáo Đại thừa. (Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy không có ghi chép về kinh này và về vị Phật này.)
Số đông Phật tử các nước Đông Á theo truyền thống Đại thừa đã thờ kính và tụng niệm danh hiệu và những phẩm hạnh của vị Phật này. Họ hy vọng khi chết, vị Phật này sẽ ‘cứu’ họ lên cõi Tịnh Độ đẹp đẽ để tiếp tục sống và tu hành. Vì vậy, pháp môn tu tập và tụng kinh niệm Phật A-di-đà được gọi là pháp môn Tịnh Độ, hay Tịnh Độ Tông.
Xem thêm: Nốt ruồi gót chân trái
Nhiều Phật tử ở Trung Hoa và Nhật Bản cảm thấy mình không đủ “trí-căn” để tu theo pháp môn thiền tập, nên họ chọn lấy pháp môn tụng kinh niệm Phật A-di-đà để cầu cho kiếp sau được vãng sinh nơi Tịnh Độ cực lạc của Phật A-di-đà. Vì pháp môn này trong có vẻ ‘dễ tu’ cho hầu hết mọi người, nên Tịnh Độ Tông đã phát triển rất nhanh và rộng khắp các nước Đông Á. Thực ra, hơn 90 phần trăm Phật tử ở các nước Phật giáo Đại Thừa ở Đông Á là tu theo pháp môn Tịnh Độ, bao gồm cả Phật tử xuất gia và tại gia. Hầu hết các chùa chiền ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, và đặc biệt Việt Nam đều có gian thờ cúng Đức Phật A-di-đà (bên cạnh tranh tượng Đức Phật Thích-ca, và các vị Bồ-tát). Ở đâu bạn cũng có thể gặp hình tượng vị Phật cứu độ này.
Vị Phật này là vị Phật được thờ cúng theo pháp môn Tịnh Độ ở các nước Đại thừa Đông Á, là một trong những vị Phật quan trọng nhất bên cạnh Phật Thích-ca và những vị Bồ-tát được thờ kính trong các nước Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, vị Phật A-di-đà không phải là người đứng đầu của Phật giáo thế giới về mặt lịch sử. Thực ra, chỉ có Đức Phật Thích-ca là vị Phật tổ, và sau đó không có vị Phật nào của Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Nguyên Thủy là người đứng đầu (giáo chủ) của Phật giáo, theo như cách nhiều người đã thường hiểu lầm.
4. Ngài Đạt-lai Lạt-ma (Dalai Lama) là người đứng đầu của giáo phái Gerug (Mũ Vàng) của Phật giáo Tây Tạng. Giáo phái này được thành lập bởi ngài Tsongkhapa vào thế kỷ 14. Phật giáo Tây Tạng nói chung còn được gọi là Mật Tông, Mật Thừa, Kim Cương Thừa, nó cũng được xếp vào nhóm Phật giáo Đại thừa, và cũng bắt nguồn từ Ấn Độ vào thời Phật giáo Nguyên thủy suy tàn Ấn Độ. (Mật Tông khởi lên từ xứ học viện Nalanda sau thời gian xuất hiện trường phái Đại thừa.)
Những người theo giáo phái này ở Tây Tạng tin rằng Đạt-lai Lạt-ma là người hiện-thân của Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokitesvara). Phật tử ở xứ này rất tôn sùng các vị Đạt-lai Lạt-ma, cho nên các vị Đạt- lai Lạt-ma từ đời thứ 5 đã thường nắm luôn các ảnh hưởng về chính trị ở Tây Tạng. Người ta hay nói về ngài Đạt-lai Lạt-ma hiện tại là ngài Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 của Tây Tạng, hiện đang cư ngụ ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, những Đạt-lai Lạt-ma không phải là đại diện hay người đứng đầu của Phật giáo thế giới. Những Đạt-lai Lạt-ma chỉ là người đứng đầu của giáo phái Mũ Vàng (Gerug) của Phật giáo Tây Tạng mà thôi.
Những trường phái khác của Phật giáo Đại thừa cũng không công nhận lý thuyết Đạt-lai Lạt-ma là hiện thân của Bồ-tát Quán Thế Âm, và cũng không coi các Đạt-lai Lạt-ma là người đứng đầu của trường phái Đại thừa. (Đại thừa nói chung chỉ thờ Đức Phật Thích-ca, các vị Phật khác, và các vị Bồ-tát là những hình tượng cao quý nhất của Phật giáo Đại thừa).
Từ khóa: