Ân Đức Phật

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dù đã trôi qua hơn 25 thế kỷ, nhưng lời dạy của Đức Tôn vẫn như một cảnh tỉnh cho những ai đang chìm đắm trong biển khổ trầm luân. Trích từ kinh “Tất cả đều bốc cháy,” Đức Tôn đã nhắc nhở: “Này các thầy, tất cả đều bốc cháy, bốc cháy bởi những ngọn lửa của dục vọng, của hận thù, của ảo giác; những thứ ấy bốc cháy từ ngọn lửa của sự sinh, của già nua, của bịnh tật, của cái chết, của nhọc nhằn, của ta thán, của đớn đau, của buồn phiền, của tuyệt vọng.

Ngọn lửa của chiến tranh, chết chóc, đau thương, khói đen ngùn ngụt, bế tắt và tuyệt vọng, hoảng hốt và sợ hãi, con người ta không biết nương tựa vào đâu. Hi hữu thay khi Tam Bảo còn ở đời, tựa như hòn đảo cho chúng sanh nương tựa khi giông bão kéo đến. Ân đức Phật là vô lượng, chỉ bày cho chúng sanh vượt qua sợ hãi, vững bước đến bờ bên kia.

Trong kinh Tương Ưng Bộ, chương 11 – Tương Ưng Sakka, Đức Phật dạy rằng nếu có sự run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên đối với hàng đệ tử của ngài, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: “Ngài bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn”.

Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.

Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.

Trong cuốn sách “Pháp môn Niệm Ân Đức Phật,” Sư Hộ Pháp đã nói về 9 ân đức của Phật như sau:

Ân Đức Phật

1. Arahaṃ

Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.

2. Sammāsambuddho

Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

3. Vijācaraṇasampanno

Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.

4. Sugato

Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.

5. Lokavidū

Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.

6. Anuttaro purisadammasārathi

Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.

7. Satthādevamanussānam

Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại…

8. Buddho

Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo – 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).

9. Bhagavā

Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.

Là người đệ tử Phật, không thể không biết đến 9 ân đức vô cùng tận của Đức Phật. Đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.

Tịnh đức, Đức Phật đã hoàn toàn trong sạch về Tiểu giới, Trung giới và Đại giới. Xa lìa, đoạn tuyệt hẳn về thập ác, thân – khẩu – ý nghiệp của Ngài luôn thuần tịnh, đoạn tận mọi phiền não thô và tế; khước từ mọi lợi dưỡng của thế gian, thanh tịnh trong hạnh thiểu dục tri túc, sống giản dị, tinh khiết; đặc biệt có chánh mạng thuần khiết, nuôi mạng chân chánh, không vì phục vụ theo thị hiếu của người đời.

Bi đức, Đức Phật có tình thương xót chúng sanh vô lượng vô biên. Khi còn là Bồ tát, Ngài đã từng hy sinh thân mạng, vợ con, của cải để cứu vớt chúng sanh, đến khi thành đạo, Ngài đã không hề ngơi nghỉ, trong 45 năm đã chu du khắp nơi vì chúng sanh mà cứu khổ.

Trí đức, Đức Phật là bậc có trí tuệ vô song, có một không hai của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngài đã chỉ bày cho chúng sanh thấy thế gian này là vô thường, khổ đau, là vô ngã; trước đó thì không một ai thấy được điều này và họ chỉ thấy thế gian là thường lạc ngã tịnh mà thôi. Cho nên Đức Phật là người đã chỉ dạy cho chúng sanh vén màng vô minh, dập tắt tham sân si, tiến đến sự tỉnh thức, giác ngộ và giải thoát.

Tóm lại, Phật pháp rộng sâu rất nhiệm màu, tùy theo căn cơ và trình độ mà mỗi hành giả tự chọn cho mình pháp môn tu tập phù hợp, ngõ hầu được an vui, lợi ích lớn cho đời này và đời sau.

Nam mô A Di Đà Phật.

Câu hỏi thường gặp

Kết luận

YouTube video
ân đức phật
Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan