2 mẫu văn khấn ông Công ông Táo phổ biến nhất
Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa đẹp của người Việt. Và để thực hiện phong tục này vào mỗi ngày 23 tháng chạp hàng năm, bên cạnh mâm lễ cúng, bạn cần chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo để thể hiện ý nghĩa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết các bài văn khấn. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 2 mẫu văn khấn ông Công ông Táo thông dụng nhất hiện nay để bạn có thể tiến hành lễ cúng một cách chỉn chu và đúng nghi thức.
1. Khi nào thì cần văn khấn ông Công ông Táo
Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch) hàng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ xảy ra trong năm, những điều làm được và chưa được của gia chủ, tình hình gia đạo. Sau đó, ông Táo sẽ trở về vào đúng đêm giao thừa để tiếp tục trông coi bếp núc, góp phần chăm sóc gia đạo của chủ nhà.
Vào ngày này, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng để tỏ lòng biết ơn với ông Táo đã mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm qua. Đây cũng là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.
Chính vì quan niệm đó, mà vào ngày này các gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng để bày tỏ lòng biết ơn ông Táo cũng như các vị thần linh trong suốt năm qua đã luôn phù hộ, mang tới cuộc sống ấm no. Đồng thời, tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo, gia chủ khấn vái mong ông Táo về trời trình bày những điều tốt đẹp, cầu mong mọi thứ suôn sẻ đến với gia đình.
Ngày xưa, các ông bà lớn tuổi rất am hiểu về các nghi lễ và hầu như đều thuộc văn khấn, hoặc biết cách khấn vái rất tốt. Nhưng sau này, có lẽ do quá bận rộn với công việc, cũng như nhờ sự tiến bộ của công nghệ internet, nhiều người khi làm lễ cúng thường tải bài văn khấn ông Công ông Táo để đọc để tiện lợi hơn. Nếu bạn đang muốn tìm một mẫu văn khấn ông Công ông Táo chuẩn xác, dễ đọc, thì đây là bài viết dành cho bạn!
2. Nội dung chính của văn khấn ông Công ông Táo
Văn khấn chính là những lời khấn vái của gia chủ khi làm lễ cúng. Vì vậy, trên thực tế, nội dung văn khấn có thể có sự khác biệt nhất định tùy thuộc vào thời điểm và vùng miền. Tuy nhiên, một bài văn khấn ông Công ông Táo thường bao gồm các mục sau:
- Lời chào, mời các vị thần linh về chứng giám, trong đó có ông Công ông Táo.
- Thông tin về gia chủ: Tên, địa chỉ.
- Lý do và mô tả vật phẩm cúng.
- Xin ông tha thứ cho lỗi lầm trong năm.
- Cầu mong điều tốt đẹp cho năm mới.
- Kính bái.
Gia chủ có thể bổ sung hoặc giảm bớt nội dung theo ý muốn, nhưng cần đảm bảo nội dung tập trung vào trọng tâm.
3. 2 mẫu văn khấn ông Công ông Táo phổ biến
Để không mất thời gian tìm kiếm, M & Tôi đã tập hợp giúp bạn 2 mẫu bài cúng ông Công ông Táo thông dụng được nhiều người sử dụng hiện nay với các ưu điểm như đầy đủ, súc tích, ngắn gọn, dễ trình bày.
Mẫu 1: Văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,
Con xin kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ chúng con tên là: ….. và (tên chồng/vợ), ngụ tại: ….
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm…(tính theo âm lịch), chúng con xin thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật, xiêm áo mũ để kính dâng tôn thần. Chúng con thắp nén hương xin kính bái.
Chúng con xin kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án để hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho những lỗi lầm mà chúng con sai phạm trong năm qua. Kính mong tôn thần ban phước lộc, phù hộ cho gia đình chúng con đều được sức khỏe dồi dào, vạn sự tốt lành, an khang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, xin kính lễ cầu xin tôn thần, mong ngày chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Mẫu 2: Văn khấn ông Công ông Táo theo cuốn Phong tục thờ cúng của người Việt (tác giả Song Mai – Quỳnh Trang)
Lời văn khấn trong bài văn cúng này có vần có điệu nên rất được ưa chuộng vì dễ học thuộc lòng. Cụ thể như sau:
Hôm nay, nhân ngày 23 tháng Chạp năm (thay vào năm âm lịch)
Tín chủ con tên là…, ngụ tại địa chỉ: …
Cùng với toàn thể gia đình xin kính bái.
Trước linh tọa của ngày Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, chúng con xin kính cẩn thưa trình: Nay cuối mùa đông Tứ quý theo vòng Hăm ba tháng Chạp Sửa lễ kính dâng hoa quả, đèn hương, lai áo mũ phỏng theo lễ cũ. Ngài là vị chủ Ngũ tự gia thần. Soi xét lòng trần, ông Công ông Táo chứng giám trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm. Cúi xin tôn thần gia ân châm chước. Ban lộc ban phước. Phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già. An ninh khang thái. Cẩn cáo!
Lưu ý cách khấn ông Công ông Táo: Với các mẫu văn khấn ông Công ông Táo nói trên, bạn có thể học thuộc lòng để lúc làm lễ cúng được nhanh gọn và nghiêm chỉnh hơn. Còn nếu hơi thiếu tự tin và mau quên, có thể photocopy ra một tờ giấy nhỏ để cầm đọc.
4. Sắm lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Vậy một mâm cúng ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm những món nào? Ngày xưa thì mâm cúng thường cầu kỳ và tốn kém, nhưng hiện nay mọi thứ đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều vì cuộc sống bận rộn. Tuy đơn giản nhưng thực ra vẫn đầy đủ các phẩm vật cần thiết. Một mâm cúng ông Công ông Táo gợi ý cho bạn như sau:
- 1 con gà luộc
- 1 món ăn (ví dụ đĩa xào thập cẩm, hoặc thịt kho,…)
- 1 đĩa xôi (hoặc 1 cái bánh chưng)
- 1 chiếc giò
- 1 tô canh
Không chỉ thế, một mâm cúng ông Công ông Táo còn có đĩa ngũ quả, hoa, cụm mũ ông Công ông Táo, 3 chén rượu, cau, trầu… Và để ông Táo có “phương tiện” di chuyển về trời, một con cá chép không thể thiếu. Nhiều gia đình làm bánh có hình cá, hoặc làm xôi nặn thành hình cá. Nếu cúng cá chép sống, sau khi hoàn thành lễ cúng, bạn có thể thả cá ra sông, suối, ao, hồ.
Xem thêm: Văn khấn nhập trạch khi chuyển nhà mới
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH TMDV SÀI GÒN EXPRESS
- Địa chỉ: Số 121, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh
- Tel: (028) 3838 2238 – Hotline: 0939 176 176
- Web: M & Tôi
- Email: [email protected]