Cách Cúng Tam Tai ở Ngã Ba

Hạn tam tai vốn là một trong những hạn trắc trở, khó khăn, gây ảnh hưởng không ít cho các đương số nếu gặp phải. Chính vì thế, hàng năm, nếu bị hạn tam tai, các đương số thường sẽ tiến hành cúng tam tai nhằm hóa giải vận hạn, làm hạn nhẹ bớt. Vậy cúng tam tai cần những gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để nắm được đồ cúng tam tai chuẩn nhất nhé.

Tuổi nào gặp hạn tam tai năm 2024?

Năm Giáp Thìn 2024 này, các con giáp gặp hạn tam tai bao gồm: Tý, Thìn, Thân. Cụ thể các tuổi như sau:

  • Tuổi Tý: Gồm các năm như Mậu Tý 1948, Canh Tý 1960, Nhâm Tý 1972, Giáp Tý 1984, Bính Tý 1996, Mậu Tý 2008.
  • Tuổi Thìn: Gồm những năm như Nhâm Thìn 1952, Giáp Thìn 1964, Bính Thìn 1976, Mậu Thìn 1988, Canh Thìn 2000.
  • Tuổi Thân: Bao gồm các năm như Bính Thân 1956, Mậu Thân 1968, Canh Thân 1980, Nhâm Thân 1992, Giáp Thân 2004.

Cách cúng tam tai chuẩn nhất

Lễ cúng tam tai cần những gì? Đồ cúng tam tai gồm những gì? Đây là điều mà rất nhiều người băn khoăn. Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời bạn nhé.

Ngày cúng tam tai là ngày nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, năm 2024, các tuổi Thân – Tý – Thìn sẽ tiến hành cúng giải hạn tam tai vào ngày 13 Âm lịch hằng tháng. Khi cúng, gia chủ nhớ lạy về hướng Đông Nam và lạy ông Thiên Linh. Thời gian cúng tam tai tốt nhất là chiều tối, lúc 18 – 19 giờ, cúng tại trước sân hoặc ở ngã ba đường (là tốt nhất).

Cúng tam tai cần những gì?

Lễ vật cúng tam tai sẽ bao gồm:

  • Bài vị cúng tam tai theo mẫu năm Tân Sửu (bài vị này thường được in trên giấy màu đỏ hoặc bạn cũng có thể nhờ các thầy viết). Bài vị cúng tam tai được dán trên 1 chiếc que, mặt có chữ để đối diện với người cúng và thường đặt ở giữa mâm lễ.
  • 1 ít tóc rối, 1 ít móng tay, móng chân của người cần cúng giải hạn tam tai gói vào một gói cùng với vài đồng tiền lẻ.
  • 1 bộ tam sên gồm thịt luộc, tôm luộc, trứng luộc.
  • 3 nén nhang.
  • 3 ly rượu.
  • 3 cây đèn cầy hoặc nến.
  • 3 điếu thuốc.
  • 3 miếng trầu cau.
  • 3 xấp tiền vàng mã.
  • 1 đĩa trái cây tươi.
  • 1 bình hoa tươi.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 cốc gạo (để có thể cắm bài vị cúng tam tai).
  • 2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ).

Cách sắp lễ cúng tam tai

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1 chiếc bàn (có khăn trải bàn càng tốt) để sắp lễ vật cúng tam tai lên trên. Lưu ý là bàn không cần quá cao bạn nhé.

Bình hoa tươi cúng tam tai để bên phải, đĩa trái cây tươi để bên trái, phía trước là chiếc lư hương, tiếp đến là 3 cây đèn cầy, 3 ly rượu. Bài vị thì cắm vào cốc gạo sao cho mặt có chữ quay về hướng người cúng. Kế đến là mâm lễ có bộ tam sên ở giữa, xung quanh là trầu cau, thuốc lá, vàng mã…

Cúng tam tai

Văn khấn giải hạn tam tai

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam mô hữu thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng thượng đế!
Kính thỉnh: Mông Long Đại Tướng… (A) tam tai… (B) Ách Thần Quang”
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Họ tên con là…
Hiện nay đang cư ngụ tại…
Hôm nay con sắm sửa biện hương lễ vật, hương hoa dâng lên giải hạn tam tai. Kính thỉnh Mông Long Đại Tướng… (A) tam Tai… (B) Ách Thần Quang giá đáo đàn tràng, chứng minh thọ hưởng. Cầu xin cho con được tai qua nạn khỏi, nguyên niên Phước Thọ. Xuân đa kiết khánh, Hạ bảo bình an, Thu tống tam tai, Đông nghinh bá phước!
Thượng hưởng!

Lưu ý:

(A) là tên các vị Thần ứng theo từng năm như sau:

  • Năm Tý: Thần Địa Vong, ngày 22, lạy về hướng Bắc.
  • Năm Sửu: Thần Địa Hình, ngày 14, lạy về hướng Đông Bắc.
  • Năm Dần: Thần Thiên Linh, ngày 15, lạy về hướng Đông Bắc.
  • Năm Mão: Thần Thiên Hình, ngày 14, lạy về hướng Đông.
  • Năm Thìn: Thần Thiên Kiếp, ngày 13, lạy về hướng Đông Nam.
  • Năm Tị: Thần Hắc Sát, ngày 11, lạy về hướng Đông Nam.
  • Năm Ngọ: Thần Âm Mưu, ngày 20, lạy về hướng Nam.
  • Năm Mùi: Thần Bạch Sát, ngày mùng 8, lạy về hướng Tây Nam.
  • Năm Thân: Thần Nhơn Hoàng, ngày mùng 8, lạy về hướng Tây Nam.
  • Năm Dậu: Thần Thiên Họa, ngày mùng 7, lạy về hướng Tây.
  • Năm Tuất: Thần Địa Tai, ngày mùng 6, lạy về hướng Tây Bắc.
  • Năm Hợi: Thần Địa Bại, ngày 21, lạy về hướng Tây Bắc.

(B) là chỉ Ngũ Hành của năm đó ứng với:

  • Kim: Thân – Dậu.
  • Mộc: Dần – Mão.
  • Thủy: Hợi – Tý.
  • Hỏa: Tỵ – Ngọ.
  • Thổ: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

Cách tính hạn tam tai 3 năm dựa vào 12 con giáp đơn giản

Mỗi con giáp, cứ mỗi 12 sẽ lại gặp hạn tam tai một lần (cụ thể là 3 năm). Đây được xem là vòng tuần hoàn khó tránh khỏi mà con giáp nào cũng phải trải qua. Theo người xưa, tam tai được tính dựa trên các nhóm tuổi tam hợp với nhau (tam hợp hóa tam tai). Nói dễ hiểu hơn có nghĩa là những người thuộc tam hợp sẽ có cùng 3 năm tam tai giống nhau. Cụ thể:

  • Tam tai của nhóm tuổi Thân – Tý – Thìn sẽ rơi vào 3 năm liên tiếp là Dần – Mão – Thìn.
  • Tam tai của nhóm tuổi Hợi – Mão – Mùi sẽ rơi vào 3 năm liên tiếp là Tỵ – Ngọ – Mùi.
  • Tam tai của nhóm tuổi Dần – Ngọ – Tuất sẽ rơi vào 3 năm liên tiếp là Hợi – Tý – Sửu.
  • Tam tai của nhóm tuổi Sửu – Tỵ – Dần sẽ rơi vào 3 năm liên tiếp là Tý – Sửu – Hợi.

Cách hóa giải năm tam tai

Về cách hóa giải năm tam tai, người xưa vẫn nói “biết vận để nắm vận, biết hung để tránh hung, biết cát để đón cát”. Vì vậy, nếu như đã nắm được vận mệnh của mình trong năm mới gặp tam tai thì không gì bằng cách luôn chú tâm, chủ động đề phòng. Khi đã chủ động rồi thì 3 con giáp trong năm gặp tam tai sẽ không còn lo lắng mà có thể tự làm chủ “cuộc chơi vận mệnh”, khởi thuận vạn sự hưng. Tốt nhất, bản mệnh gặp năm tam tai cần:

  • Chuyện làm ăn hợp tác: Cần phải rõ ràng về tiền bạc, giấy tờ ký tá giấy trắng mực đen, bút sa gà chết nên cần đọc kỹ điều khoản, các loại giấy tờ liên quan. Bản mệnh cũng cần cẩn trọng khi đối tác hay những người làm việc trực tiếp với mình có địa chi tuổi chính xung với mình như: Thân xung Dần, Tý xung Ngọ, Thìn xung Tuất, hoặc cũng nằm trong bộ tam tai Thân – Tý – Thìn. Cẩn thận khi những người làm ăn với mình có thiên can xung phá bản chủ như: Canh phá Giáp, Tân phá Ất, Nhâm phá Bính, Quý phá Đinh, Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ, Bính phá Canh, Đinh phá Tân, Mậu phá Nhâm, Kỷ phá Quý. Bản mệnh có thể tra thiên can dựa theo tuổi có năm sinh Âm lịch tận cùng là 0 (Canh), 1 (Tân), 2 (Nhâm), 3 (Quý), 4 (Giáp), 5 (Ất), 6 (Bính), 7 (Đinh), 8 (Mậu), 9(Kỷ).
  • Về chuyện gia đình: Bản mệnh nên lấy dĩ hòa làm đầu, sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Dĩ hòa vi quý, hòa khí sinh tài, gia hòa vạn sự hưng.
  • Về sức khỏe: Bản mệnh cần chú ý đến sức khỏe, vấn đề ăn uống, nhậu nhẹt, rủi ro tai nạn, va chạm… Trong giai đoạn thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay như thiên tai, động đất, ô nhiễm không khí… làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe mỗi người, vì vậy, bản mệnh nên ngủ trước 22 giờ, buổi trưa có thể ngủ nhanh khoảng 15 – 30 phút để giúp phục hồi năng lượng. Đồng thời, ban đêm khi ngủ thì nên tắt điện thoại, tắt wifi để tránh sự cộng hưởng từ vũ trụ làm gây hại đến bộ não của con người, nên tập thể dục đều đặn, rèn luyện sức khỏe để có một sức khỏe ổn định.
  • Về trang phục, phong thái: Các tuổi gặp hạn tam tai cần chú ý nên ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ, đi đứng ngay thẳng, mắt nhìn thẳng hoặc nhìn lên, tư thế làm việc ngay ngắn, ngủ không kê gối cao đầu.
  • Về tinh thần: Bản mệnh cần nhắc nhở bản thân phải giữ tâm thái và suy nghĩ tích cực, nói lời hay ý đẹp, làm nhiều việc tốt để bản thân tích được nhiều đức, thu hút những điều may mắn, bình an.

Những kiêng kỵ khi gặp năm tam tai

Nếu bản mệnh gặp năm tam tai thì cần kiêng kỵ những điều như sau:

  • Năm đầu tam tai: Không nên đầu tư, làm ăn lớn, cưới xin, xây nhà…
  • Năm giữa tam tai: Tránh kết thúc những việc còn đang dang dở bởi nếu như kết thúc ở thời điểm này thì khó có thể bắt đầu trở lại, khi bắt đầu lại thì cũng sẽ khó đạt được thành công.
  • Năm cuối tam tai: Tránh hoàn thành công việc vào lúc này, bản mệnh nên hoàn thành công việc muộn hơn để tránh hạn tam tai, không tốt.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được cúng tam tai cần những gì rồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đừng quên truy cập chuyên mục Tổng hợp trên META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan