Nguồn gốc Rồng Việt: Cá sấu hóa Rồng

Hình ảnh và câu chuyện về rồng xuất hiện khắp mọi nơi trên các nền văn minh thế giới. Không chỉ là Trung Quốc và Việt Nam. Vậy Rồng có thật hay không? Nguồn gốc Rồng Việt từ đâu?

Hình tượng con Rồng vốn xuất phát từ vùng Đông Nam Á – đó là điều đã được giới khoa học khẳng định D.V.Deopik (1993,tr.13) viết Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa. Còn Ja V. Chesnov (1976, tr.265) thì cho biết “hình tượng con rồng phát sinh từ Đông Nam Á đã thâm nhập đến những vùng xa xôi nhất của châu Âu”.

Rồng phương đông

Rồng phương đông, đa dạng màu sắc trong truyền thuyết, màu sắc thể hiện độ tuổi rồng và đặc điểm của nó. Trong đó, rồng màu vàng (còn gọi là rồng trời) có tuổi thọ cao nhất, biết tu, tính thiện, giúp người, giúp phun nước cho mưa thuận gió hòa, biết bay, không có cánh. (còn những loài màu đỏ, màu trắng, màu đen, …vv).

Rồng vàng phương đông
Rồng vàng phương đông

Đó là rồng ở phương đông chúng ta! Tại Việt Nam thì gần lần nhất được ghi nhận qua lời kể được viết lại của thực dân Pháp, khi một số tàu của chúng hoạt động trên biển Việt Nam đụng độ rồng nước. Họ miêu tả chúng khá giống con lươn khổng lồ, không biết bay (hay còn được biết đến với nhiều tên dân gian như rắn biển khổng lồ, thuồng luồng).

Rồng phương tây

Đến phương Tây, rồng được xem như một con vật hung hãn, chuyên canh giữ kho báu, không chỉ có thế, xứ này còn gán thêm cho nó đôi cánh, bởi lối tư duy phân tích không thể chấp nhận được việc rồng không có cánh mà lại biết bay

Rồng phương tây thì khác phương đông, có cánh, thường chỉ sống hang, biết bay, phun lửa, không biết tu, ưa hại người và hung dữ.

Rồng phương tây với hình tượng hung ác
Rồng phương tây với hình tượng hung ác

Qua các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích. Bạn có thể nhận thấy rõ sự khác biệt về tính thiện – ác trong chúng. Tuy nhiên, ở phương đông, rồng đen cũng hại người, không biết tu, nhưng gây lụt lội, cũng sống trong cả bùn lầy, ao hồ, sông núi.

Nhắc đến vua, họ thường dùng hình ảnh rồng trong kiến trúc, trang phục, đồ dùng để đại diện cho quyền lực, sang trọng, uy nghi.

Và ĐỪNG NHẦM LẪN RỒNG KOMODO VỚI RỒNG TRUYỀN THUYẾT (những con rồng sống ngàn năm tuổi là bình thường) mà tôi đang nhắc đến

Nguồn gốc rồng Việt: Cá sấu hóa Rồng

Chim, rắn, cá sấu là những động vật phổ biến hơn cả ở vùng sông nước và do vậy, thuộc loại sùng bái hàng đầu của người xưa.

Người Việt có câu: Nhất điểu, nhị xà, tam ngư, tứ tượng. Thiên hướng nghệ thuật của loại hình văn hóa nông nghiệp còn đẩy các con vật này lên mức biểu tượng: Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt thuộc “họ Hồng Bàng” và là “giống Rồng Tiên” (thành ngữ: con Hồng cháu Lạc, con Rồng cháu Tiên).

Hồng Bàng nghĩa là một loài chim nước lớn. Tiên Rồng là một cặp đối (chỉ có dân tư duy theo triết lý âm dương mới có vật tổ cặp đối), trong đó Tiên được trừu tượng hóa từ giống chim (cho nên mẹ Âu Cơ đẻ trứng), con Rồng được trừu tượng hóa từ hai loại bò sát rắn và cá sấu có rất nhiều ở vùng sông nước Đông Nam Á. Đó cũng là hai loài vật tiêu biểu của phương Nam và phương Đông trong Ngũ hành.

Nếp sống tình cảm, hiếu hòa của con người với cuộc sống nông nghiệp đã biến con cá sấu ác thành con rồng hiền. Hình cá sấu là mô tip trang trí khá phổ biến trong các đồ đồng Đông Sơn. Cá sấu – Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước tên gọi là Bua Khú (Vua Sấu) ở người Mường, Long Quân, Long Vương ở người Việt.

Chữ “rồng” (Việt) và “long” (Hán – Việt) đề bắt nguồn từ krong, klong trong tiếng Đông Nam Á cổ có nghĩa là sông nước. Con Rồng mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp là tổng hợp và linh hoạt, là kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời mà không cần phải có cánh, “rồng” Hàm Rồng, Hàm Long, Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Bạch Long Vĩ, Long Đỗ, Long Điển, Long Môn …

Người dân Nam Bộ (vùng này cho đến đầu thế kỷ XX vẫn rất nhiều cá sấu) tin rằng cá sấu từ lâu năm nằm im một chỗ cho đất cát phủ lên thành cù lao tới ngày đặc quả hóa thành rồng bay lên trời (hiện tượng đó gọi là Cù dây).

Hoa văn cá sấu và Rồng trên trống đồng Đông Sơn
Hoa văn cá sấu và Rồng trên trống đồng Đông Sơn

Khi được đưa từ Đông Nam Á đến Trung Hoa và châu Á con rồng đã bị dương tính hóa. Ở Trung Hoa, thân hình con rồng thu ngắn lại, giống thú, còn tính cách thì ác động và dữ tợn, khi tới Việt Nam vào thời Hán, người Trung Hoa lần đầu tiên thấy loài cá sấu, thuồng luồng hung dữ nên đã liền đồng nhất nó với con rồng đã biết qua tưởng tượng, bèn gọi nó là con giao long (rồng của xứ Giao Chỉ).

Tài liệu tham khảo: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB. Giáo dục 2011)

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan