Sớ Cúng Tất Niên: Những Bí Quyết Viết Sớ Cúng Tất Niên 2024 Chuẩn Nhất

Bạn đang loay hoay không biết nên viết sớ cúng tất niên như thế nào? Hãy tham khảo ngay cách viết sớ cúng tất niên 2024 chuẩn nhất sau đây của chúng tôi nhé!

Sớ cúng tất niên là gì?

Sớ là loại văn bản dùng để trình bày ước vọng của người dưới dâng lên bề trên mong được y chuẩn. Từ xưa, sớ được sử dụng rất rộng rãi, không chỉ trong việc cúng lễ, tâm linh mà còn được dùng trong mỗi khoa cúng. Mỗi khoa cúng lại có một loại sớ riêng. Vì vậy, chỉ riêng trong việc cúng lễ cũng có tới vài trăm loại sớ khác nhau.

Sớ cúng tất niên cũng là một loại sớ được dâng lên bề trên khi làm lễ cúng tất niên. Phong tục này được thực hiện từ nhiều đời nay, trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Ý nghĩa của sớ cúng tất niên

Lễ tất niên là một trong các phong tục tập quán lâu đời của người Việt vào ngày Tết Nguyên Đán nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Lễ cúng tất niên thường được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết, hoặc cũng có nhà cúng sớm hơn vào 28 Tết, 29 Tết. Vào ngày lễ tất niên, mọi người thường quây quần bên nhau, cùng nhau tổ chức tiệc mừng để tổng kết và nhìn lại một năm đã qua, đồng thời cùng đón giao thừa và chào mừng năm mới.

Ý nghĩa của sớ cúng tất niên

Trong đó, sớ tất niên thường được gia chủ viết để đọc trong lễ cúng. Đây là một văn hóa đặc biệt trong sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Bởi vì, người xưa quan niệm rằng sớ chính là một loại đơn từ giấy trắng mực đen để gửi lên các vị thần linh, mong các ngài ban cho được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Sớ này cũng thay cho lời khấn khi đi lễ, do vậy mà trên mâm lễ vật có tờ sớ thì sẽ thêm phần hoàn hảo và viên mãn.

Cách viết sớ cúng tất niên 2024 chuẩn nhất

Khi ghi sớ cúng tất niên 2024 Giáp Thìn, bắt đầu lá sớ sẽ thường có hai chữ “phục dĩ” và dòng cuối cùng sẽ có hai chữ trên đầu ghi là “thiên vận”. Sớ cúng tất niên được thiết kế cơ bản như sau:

  • Phần giấy trắng, tức là lưu không hay còn gọi là canh lề. Đầu tờ sớ sẽ rất hẹp cỡ vừa khoảng 1 ngón tay, cuối tờ sớ bằng “nhất chưởng” tức khoảng rộng tương đương với khoảng 4 ngón tay.
  • Phần lưu không trên đầu tờ sớ rất rộng, chân tờ sớ sẽ rất hẹp chỉ vừa cho con kiến chạy, do vậy mà chúng ta có “thượng trừ bát phân, hạ thông nhĩ tẩu”.
  • Các cột chữ trên tờ sớ sẽ rất thưa, nhưng khoảng cách chữ lại rất gần nhau, hay còn gọi là “sơ hàng mật tự”.
  • Một chữ trong sớ sẽ không bao giờ được đứng riêng một cột, đây là “nhất tự bất khả nhất hàng”.
  • Khi bạn viết họ tên người thì chúng phải đứng cùng 1 cột, đây chính là “bất đắc phân chiết tính danh”.

Kết cấu và cấu trúc cơ bản của một lá sớ cúng tất niên sẽ bao gồm các phần sau:

Phần đầu sớ: Sau hai chữ “phục dĩ”, đa số các tờ sớ sẽ có phần phi lộ, thông thường là một câu văn biền ngẫu được viết theo thể phú và nội dung có liên quan tới lá sớ.

Phần ghi địa chỉ: Phần này sẽ tiếp theo lời phi lộ, được mở đầu bằng hai chữ “viên hữu”, tiếp theo là “Việt Nam quốc, tỉnh, huyện, xã thôn”. Sau đó là hai chữ “y vu” hoặc “nghệ vu” ở cuối hàng địa chỉ. Đầu cột tiếp theo sẽ là nơi ghi tiến sớ, ví dụ như “linh từ”.

Phần nêu lý do dâng sớ: Thường được mở đầu bằng hai chữ “thượng phụng” nằm dưới tên đền, chùa của phần địa chỉ. Đầu cột tiếp theo thường đa phần là để mấy chữ “Phật, Thánh hiến cúng… thiên tiến lễ…”. Kết thúc là chữ “sự”.

Phần ghi họ tên của người dâng sớ: Phần này thường được mở đầu bằng câu: “kim thần tín chủ (hoặc đệ tử)”. Tiếp theo, bạn sẽ viết họ tên người dâng sớ, có vài loại sớ khác thì ghi thêm cả tuổi, bản mệnh, sao gì, cung bát quái nào… Nếu sớ này ghi nhiều người, hoặc thay mặt cho cả gia đình thì bao giờ bạn cũng phải viết có chữ “đẳng”, ví dụ như “hiệp đồng toàn gia quyến đẳng”. Kết thúc phần này sẽ là mấy chữ: “Tức nhật mạo (hoặc ngương) can… (người viết tự điền)”.

Phần tán thán: Phần này thường những câu văn giải thích rộng hơn lý do dâng sớ. Kết thúc phần tán thán sẽ là câu “do thị kim nguyệt cát nhật, sở hữu sớ văn kiền thân thượng tấu”.

Phần thỉnh Phật và Thánh: Phần này sẽ mở đầu bằng 2 chữ “cung duy”, tiếp theo sẽ là Hồng danh của các ngài. Dưới mỗi Hồng danh sẽ là các chữ “tòa hạ” dành cho Phật, “vị tiền” dành cho các Thánh thần cùng các bộ hạ các ngài. Đôi khi, với các vị Tiên thì người ta thường dùng cụm từ “cung khuyết hạ”.

Phần thỉnh cầu: Phần này thường được mở đầu bằng hai chữ “phục nguyện”. Tiếp theo sẽ là đoạn văn biền ngẫu nói về sự mong mỏi của người viết được các bề trên ban ân huệ cho bản thân và gia đình. Kết thúc phần này thường là câu “đãn thần hạ tình vô nhậm, kích thiết bình doanh chi chí, cẩn sớ”.

Phần cuối sớ: Phần cuối cùng thường là ghi ngày, năm, tháng (có khi cả giờ). Kết thúc bằng mấy chữ như “thần khấu thủ bách bái thượng sớ”.

Mẫu sớ cúng tất niên 2024

Dưới đây là mẫu văn sớ cúng tất 2024 niên chuẩn nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Trên đây là cách viết sớ cúng tất niên 2024 chuẩn nhất, hy vọng các bạn đã có thể tự viết sớ tất niên để cúng vào ngày lễ Tết rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. M & Tôi xin chúc các bạn có một năm mới hạnh phúc, an khang thịnh vượng nhé!

Câu hỏi thường gặp

Coming soon…

Kết luận

Như vậy, viết sớ cúng tất niên không phải là điều khó khăn nếu bạn nắm rõ các nguyên tắc cơ bản và các phần cấu trúc của sớ. Hy vọng với hướng dẫn trên, bạn đã có thể tự viết sớ cúng tất niên 2024 một cách chuẩn nhất. Chúc bạn có một lễ cúng tất niên trang trọng và ý nghĩa!

Nguồn: META.vn

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan