Bài Khấn Cất Nóc Nhà

Lễ cúng đổ mái nhà hay lễ cất nóc nhà là một trong những nghi lễ quan trọng trong quá trình ti công xây dựng các công trình nhà ở. Trong quá trình thực hiện lễ cúng đổ mái nhà, gia chủ sẽ đọc bài văn khấn cất nóc nhà nhằm bày tỏ lòng thành với thần linh, cầu mong cho những điều tốt đẹp, suôn sẻ thuận lợi sẽ đến với gia đình.

Để hiểu rõ hơn về nghi lễ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

Ngày, giờ làm lễ cất nóc

Ngày, giờ cúng cất nóc cần được xem xét kỹ lưỡng nhằm mang lại cảm giác yên tâm và tạo ra sự thuận lợi cho gia chủ. Thường sẽ phải nhờ đến các thầy phong thủy để chọn được ngày, giờ đẹp tránh ngày, giờ xung khắc với tuổi của gia chủ. Cụ thể, nên chọn những ngày tốt như: Hoàng Đạo, Lộc Mã, Sinh Khí, Giải Thần và tránh những ngày xấu như: Hắc Đạo, Thổ Cẩm, Hùng Phục, Trung Tang, Sát Thủ.

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà

Ngoài ngày đẹp, giờ đẹp, gia chủ cần sắm đầy đủ lễ cúng cất nóc nhà. Lễ vật cúng đổ mái nhà không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy nhưng cần phải đầy đủ, chỉnh chu và tươm tất nhằm thể hiện lòng thành của gia chủ. Thông thường, một mâm lễ cúng cất nóc nhà, đổ mái nhà cần có:

  • Một con gà, một đĩa xôi/bánh chưng, một đĩa muối
  • Một bát gạo; một bát nước
  • Nửa lít rượu trắng; bao thuốc, lạng chè
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • Một bộ đinh vàng hoa; năm lễ vàng tiền
  • Năm cấy oản đỏ; năm lá trầu, năm quả cau
  • Năm quả tròn; chín bông hoa cúc vàng

Tùy thuộc vào vùng miền, gia cảnh mà gia chủ có thể bổ sung thêm các lễ vật khác, nhưng nhìn chung mâm lễ vật cất nóc nhà cần có cả đồ chay và đồ mặn. Nhưng món lễ vật này không cần cầu kỳ, đắt đỏ mà cần phải lựa chọn cẩn thận, chẳng hạn như hoa quả phải tươi, không héo úa, dập thối; lá trầu, quả cau phải đều nhau,…

Cất nóc nhà

Trình tự tiến hành

Việc cúng lễ thượng lương tương tự như lễ động thổ, cụ thể như sau:

3.1. Với nhà một tầng có mái dốc

Ngày cất nóc chính là ngày gác thanh giữa của nóc nhà. Việc lắp xà gỗ, kèo có thể làm trước, chỉ chọn ngày gác thanh giữa của nóc nhà để làm lễ cất nóc. Bàn thờ cùng lễ có thể đặt ở ngoài trời hay trong nhà đều được.

Sau khi cúng xong, chủ nhà đặt thanh giữa của nóc nhà vào giờ cất nóc đã chọn. Nếu mượn tuổi thì nhờ người mượn tuổi thực hiện điều này.

Với nhà mái dốc có trần bê tông thì không cần cúng ngày đổ trần bê tông. Với nhà nhiều tầng có mái dốc thì tương tự như nhà 1 tầng có mái dốc, chỉ cúng vào ngày cất nóc mái.

3.2. Với nhà mái bằng

Ngày cất nóc chính là ngày đổ bê tông sàn mái. Sau khi cúng xong, gia chủ đổ vào bê tông đầu tiên vào vị trí cúng theo hướng đã chọn khi động thổ. Nếu mượn tuổi thì nhờ người cho mượn tuổi làm việc này.

Với nhà nhiều tầng thì cần cúng vào ngày đổ bê tông sàn mái, không cần cúng khi đổ các tầng sàn khác.

3.3. Văn khấn đổ mái nhà

Sau khi đã lựa chọn được thời gian làm lễ thượng lương và sắm sửa đầy đủ lễ vật cho mâm cúng cất nóc nhà, khâu tiếp theo mà gia chủ cần chuẩn bị là văn khấn đổ mái nhà. Hiện nay, có rất nhiều phiên bản văn khấn đổ mái nhà mà gia chủ có thể tham khảo, nhưng nhìn chung, nội dung các bài văn đều có nội dung tương tự nhau là kính cảo các vị thần linh cho phép đổ mái nhà, cầu mong quá trình xây dựng thuận buồm xuôi gió, may mắn, sức khỏe cho cả gia chủ và đội ngũ thi công.

Dưới đây là bài khấn đổ mái nhà đầy đủ, chi tiết và chuẩn xác nhất mà gia chủ có thể sử dụng:

“Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật

  • Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy quan Đương niên.
  • Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
  • Tín chủ (chúng) con là: …………………
  • Ngụ tại: ……………………….
  • Hôm nay là ngày …………. tháng …………. năm …………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước ấn, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo ……………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: ……………….. ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cảo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.

Tín chủ con thành tâm kính mời:

  • Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
  • Ngài Bản canh Thành hoà hoàng Chư vị Đại vương.
  • Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
  • Ngài Định phúc Táo quân.
  • Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước ấn, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thôn, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn ỷ thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạnh, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước ấn kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật”

Lưu ý

  • Gia chủ cần tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề trước khi đọc văn khấn cất nóc nhà.
  • Thành tâm khi làm lễ cất nóc nhà bởi ông bà ta quan niệm rằng, làm việc gì cầu xin sự may mắn, phù hộ thì trước hết cần xuất phát từ tâm. Nếu làm đại khái qua loa thì sẽ không đem lại hiệu quả.
  • Không khí diễn ra buổi lễ thượng lương phải trang nghiêm. Tránh nói chuyện, cười đùa ầm ĩ, tránh để trẻ em hay thú nuôi đi vào khu vực làm lễ gây đổ vỡ mâm cúng.
  • Đọc bài cúng đổ mái nhà với âm lượng vừa đủ cho chính mình nghe, không nên đọc to thành tiếng, tốc độ vừa phải, không chậm cũng không nhanh.
  • Với trường hợp mượn tuổi làm lễ cất nóc thì bài văn khấn gác đồn dông sẽ do người cho mượn tuổi đọc, phần tên tín chủ trong bài văn khấn sẽ là tên của người cho mượn tuổi. Gia chủ cần làm tờ giấy bán nhà tượng trưng và lấy 99.000 đồng chủ nhà giữ, người mượn tuổi sẽ dùng hương và khấn lễ, gia chủ tạm thời tránh mặt trong quá trình làm lễ.
  • Gia chủ cũng nên theo dõi thời tiết, tránh thực hiện nghi lễ đổ mái nhà trong thời tiết gió mưa bão bùng.

Xét về công năng, mái nhà có vai trò bảo vệ ngôi nhà khỏi gió, mưa và các yếu tố ngoại cảnh. Còn theo phong thủy, mái nhà ảnh hưởng tới may mắn, sức khỏe của các thành viên sống trong ngôi nhà đó. Dường như bởi vì thế mà lễ cúng đổ mái nhà hay lễ thượng lương đã trở thành một nghi thức không thể thiếu trong văn hóa tâm linh người Việt. Hi vọng rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp gia chủ thực hiện nghi lễ cúng đổ mái nhà thật suôn sẻ, gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thôn. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ ACD – Thiết kế & xây dựng để được tư vấn rõ hơn.


Thiết kế Xây dựng ACD – Kiến tạo tổ ấm Việt


Trụ sở chính: 30 Nguyễn Tuấn Thiện – Nam Hồng – Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh
Chi nhánh Đà Nẵng: 105 Nguyễn Kháng Toàn – Hải Châu – Đà Nẵng
Chi nhánh TP. Hà Tĩnh: 28 Ngõ 16 Hải Thượng Lãn Ông – TP. Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
Website: ACD – Thiết kế Xây dựng
Hotline: 0838.838.777 – 0915.461.368

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan