Đại Nhật Như Lai: Ánh Sáng Tinh Khiết Trong Vũ Trụ Phật Giáo

Ngài Đại Nhật Như Lai hay Như Lai Đại Nhật có một vị trí vô cùng quan trọng trong vũ trụ quan Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Mật tông Tây Tạng, Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa. Ngài là vị Phật đại diện cho trí tuệ toàn vẹn, là ánh sáng tinh khiết soi rọi hướng đi cho người tu hành đạt đến sự giác ngộ trên con đường tu học.

Vậy Ngài Đại Nhật Như Lai là vị Phật như thế nào? Hình tướng của Ngài đẹp đẽ ra sao? Mời bạn hoan hỉ cùng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây.

Tìm hiểu về Đức Đại Nhật Như Lai
Tìm hiểu về Đức Đại Nhật Như Lai

Ngài Đại Nhật Như Lai là vị Phật nào?

Ngài Đại Nhật Như Lai (tiếng Phạn là: Vairocana, tiếng Hán là: 大日如来) được biết đến là Pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử đã khai sinh ra đạo Phật như hiện nay.

Theo quan điểm Phật giáo Đại thừa, Phật Thích Ca có ba thân là Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Hóa thân tức là thân thể Phật Thích Ca khi đản sinh và nhập diệt tại trái đất này; Báo thân là công đức vô lượng của Ngài trải qua vô lượng kiếp tu hành; Pháp thân là điều mà Ngài chứng ngộ được hay còn gọi là Chân Như – chính là Đại Nhật Như Lai.

Đại Nhật Như Lai nằm ở trung tâm bức tranh Mạn Đà La
Đại Nhật Như Lai nằm ở trung tâm bức tranh Mạn Đà La

Ghi chép trong cuốn Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư có đề cập đến vị trí của Đại Nhật Như Lai. Cụ thể, cuốn sách chia vũ trụ thành 5 hướng. Mỗi hướng được trụ bởi một vị Phật gọi là Ngũ Phương Phật hay Ngũ Trí Như Lai.

Cụ thể, ở phương Đông là Nước Phật Diệu Lạc (Abhirati) của A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya); ở phương Tây là Thế giới Cực Lạc hay Tây Phương Cực Lạc (Sukhavati) của Phật A Di Đà (Amitabha); ở phương Nam là nước Phật giáo Vinh Diệu (Shiramat) của Bảo Sinh Như Lai (Ratnasambhava); ở phương Bắc là Nước Phật Diệu Hạnh Thành Tựu (Karmasampat) của Bất Không Thành Tựu Phật (Amoghasiddhi). Và ngự tại vị trí trung tâm vũ trụ là Nước Phật Mật Nghiêm (Ghanavyuha) của Ngài Đại Nhật Như Lai.

Như vậy, trong vũ trụ quan của Phật giáo Tây Tạng, Đại Nhật Như Lai là vị Phật nằm chính giữa và đứng đầu trong 5 vị Phật tối cao (hay 5 bộ Phật). Ngài là đại diện cho ánh sáng (Đại Nhật có thể dịch là “mặt trời vĩ đại”) của trí tuệ, soi sáng khắp những ngóc ngách u tôi, vô minh trong tâm, dẫn dắt người bước vào cửa đạo đến với con đường giác ngộ, giải thoát.

Giải nghĩa các hồng danh Ngài Đại Nhật Như Lai

Ngài Như Lai Đại Nhật có nhiều hồng danh khác nhau như: Tỳ Lô Giá Na, Tỳ Lư Giá Na, Biết Nhất Thiết Xứ, Quang Minh Biến Chiếu và trong tiếng Phạn hồng danh của Ngài là Maha Vairocana.

Trong Phạn ngữ, Vairocana có nghĩa là “biến chiếu”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh giải nghĩa chữ Vairocana trong cuốn thuật ký Đại Nhật Kinh có nghĩa là “mặt trời”, cũng có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ chỗ u ám.

Tuy nhiên, nếu như mặt trời của thế gian chỉ có thể chiếu sáng với một mức độ nhất định; ranh giới chiếu sáng hạn chế; chỉ có thể chiếu sáng cái bề mặt chứ không chiếu sáng được bản chất, cái ẩn tàng tận sâu bên trong; chỉ chiếu sáng ban ngày còn ban đêm thì không thể chiếu sáng nữa. Còn ánh sáng của Ngài Đại Nhật Như Lai thì không có giới hạn nào cả, có thể chiếu sáng khắp mọi phương, chẳng kể trong – ngoài, ngày – đêm… Ánh sáng của Ngài là bất diệt.

Đại Nhật Như Lai còn được biết đến với hồng danh Phật Tỳ Lô Giá Na hay Tỳ Lư Giá Na
Đại Nhật Như Lai còn được biết đến với hồng danh Phật Tỳ Lô Giá Na hay Tỳ Lư Giá Na

Hình tướng của Đại Nhật Như Lai ra sao?

Theo Tây Tạng Sinh Tử Kỳ Thư, Đức Đại Nhật Như Lai được biểu thị trong tư thế kim cương, tọa thiền trên đài sen được hộ giá bởi 8 con sư tử lông vàng. Toàn thân Ngài có màu trắng tinh khiết tượng trưng cho sự diệt trừ ngu muội do chấp trước mang đến. Ngoài ra, trên thân Ngài còn đeo rất nhiều trang sức tuyệt đẹp gọi là trang sức Báo thân.

Tay Ngài bắt Ấn Chuyển Pháp Luân (Dharmacakra Mudra) tượng trưng cho truyền pháp; hoặc Ấn Trí Quyền (Jnana Mushti Mudra) tượng trưng cho tư duy minh triết.

Ngài mang theo pháp khí là Pháp Luân tám nan đại diện cho chân lý vũ trụ hay thực tướng vũ trụ, sự siêu việt khỏi các khái niệm không gian, thời gian; đồng thời là ẩn dụ cho bản chất bao trùm tất cả, tồn tại khắp các cõi giới của Ngài.

Hình tướng của Đại Nhật Như Lai
Hình tướng của Đại Nhật Như Lai

Thần chú Đại Nhật Như Lai (Vairocana Mantra)

Thần chú của Ngài Đại Nhật Như Lai có 2 thể là thể ngắn và thể dài:

Thể ngắn thần chú Đại Nhật Như Lai như sau:

Ohm Ahh Be Lah Hung Kha

hoặc

Oṃ vairocana hūṃ A vi ra hūṃ kha

Câu thần chú dài của Như Lai Đại Nhật còn được gọi là thần chú ánh sáng. Nguyên văn câu thần chú này như sau:

Om Namo Bhagavate Sarvate Gate, Varsuddhani Rajaya, Ta Tha Ga Ta Ya Arhate Samyak Sambuddhaya, Ta Ya Tha Om Shodhani Shodhani Sarva Papam, Vishodani Suddhe Visuddhe, Sarva Karma Avarana Visudhani Ya Soha

Thủ ấn của Ngài Đại Nhật Như Lai

Thủ ấn là kết ấn bằng các ngón tay để tạo ra các hình thù bàn tay đặc biệt và đẹp đẽ. Thủ ấn được thấy nhiều ở các tôn tượng Phật và Bồ Tát, thể hiện cho dấu hiệu của Phật tính. Trong Phật giáo Đại thừa, thủ ấn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và mỗi vị Phật trong Ngũ Phương Phật có một kiểu thủ ấn khác nhau.

Đối với Đại Nhật Như Lai, như đã đề cập ở trên, Ngài có 2 kiểu thủ ấn là Ấn Chuyển Pháp Luân và Ấn Trí Quyền được mô tả như hình vẽ dưới đây:

Ấn Chuyển pháp luân
Ấn Chuyển pháp luân

Ấn Trí Quyền
Ấn Trí Quyền

Ngày vía của Đại Nhật Như Lai

Ngày 23/10 Âm lịch hàng năm được chọn là ngày vía của Ngài Đại Nhật Như Lai.

Câu hỏi thường gặp

Q: Ngài Đại Nhật Như Lai có vai trò gì trong Phật giáo Tây Tạng?

A: Ngài Đại Nhật Như Lai là vị Phật đại diện cho trí tuệ toàn vẹn và ánh sáng tinh khiết. Ngài đứng đầu trong 5 vị Phật tối cao và là nguồn cảm hứng cho người tu hành trên con đường tu học.

Q: Đại Nhật Như Lai có bao nhiêu hồng danh?

A: Đại Nhật Như Lai có nhiều hồng danh như Tỳ Lô Giá Na, Tỳ Lư Giá Na, Biết Nhất Thiết Xứ, Quang Minh Biến Chiếu và Maha Vairocana trong tiếng Phạn.

Q: Hình tượng của Đại Nhật Như Lai như thế nào?

A: Đại Nhật Như Lai được biểu thị trong tư thế kim cương, toàn thân màu trắng tinh khiết, tọa thiền trên đài sen được hộ giá bởi 8 con sư tử lông vàng. Ngài còn mang theo pháp khí là Pháp Luân tám nan.

Q: Đại Nhật Như Lai có thần chú nào?

A: Có hai thần chú của Đại Nhật Như Lai là thần chú ngắn và thần chú dài. Thần chú ngắn là “Ohm Ahh Be Lah Hung Kha” và thần chú dài là “Om Namo Bhagavate Sarvate Gate, Varsuddhani Rajaya, Ta Tha Ga Ta Ya Arhate Samyak Sambuddhaya, Ta Ya Tha Om Shodhani Shodhani Sarva Papam, Vishodani Suddhe Visuddhe, Sarva Karma Avarana Visudhani Ya Soha”.

Kết luận

Trên đây, tôi đã chia sẻ đến quý bạn đọc những điều thú vị về Ngài Đại Nhật Như Lai hay còn được biết đến với hồng danh Tỳ Lô Giá Na Phật, vị Phật đứng đầu trong Ngũ Phương Phật. Mong rằng qua nội dung bài viết, bạn sẽ có thêm những kiến thức, thông tin hữu ích về Phật giáo nói chung và các vị Phật nói riêng nhé.

Nếu bạn phát nguyện thỉnh tượng phật bằng đá để cúng dường cho chùa hay thờ tại tư gia, hãy liên hệ với Cao Trang theo địa chỉ sau:

TƯỢNG PHẬT ĐÁ CAO TRANG
Address: 155 Văn Tân – P. Hòa Hải – Q Ngũ Hành Sơn
Phone: 0983.969.199
Email: admin@tuongphatda.vn
Website: M & Tôi
Fanpage: facebook.com/tuongphatdacaotrang

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan