Lễ Vật Cúng Thần Tài Thổ địa Mùng 1

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam và một số nước phương Đông, Thần Tài là vị thần cai quản tiền bạc. Không chỉ vậy, trong con mắt người Việt, Thần Tài còn đem đến may mắn và tài lộc. Chính vì vậy mà hầu hết những người kinh doanh đều thờ cúng vị thần này. Vậy để mâm lễ cúng Thần Tài ngày mùng 1 được trọn vẹn thì cần bao gồm những gì? Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết sau.

1. Mùng 1 nên cúng thần tài những gì?

Để cúng Thần tài ngày mùng 1 âm lịch, bạn cần chuẩn bị các lễ vật cần thiết như: 1 lọ hoa cúc vàng, nhang, mâm ngũ quả, 1 chai rượu, 2 điếu thuốc, 1 cốc nến, vàng mã. Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị thêm 1 đĩa muối hạt, 1 đĩa gạo sạch (không bắt buộc).

Ngoài việc chuẩn bị các lễ vật cần thiết trên thì bạn có thể chuẩn bị thêm mâm cỗ chay hoặc mâm cỗ mặn cúng ông Thần tài ngày mùng 1. Tuy nhiên, việc chuẩn bị mâm cỗ không bắt buộc, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà có thể cúng hoặc không.

Nếu chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần tài ngày mùng 1 thì từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch, bạn nên cúng bằng mâm cỗ mặn, còn từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm thì nên cúng chay, cụ thể như sau:

  • Từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch: 1 miếng thịt ba chỉ luộc (để nguyên miếng), 1 con tôm hoặc 1 con cua luộc, 1 quả trứng luộc.
  • Từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm: 1 đĩa bánh chay hoặc bánh chưng, bánh ngọt.

Mùng 1 nên cúng thần tài những gì?
Mùng 1 nên cúng thần tài những gì?

2. Văn khấn cúng Thần Tài

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là… Ngụ tại…
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Văn khấn cúng Thần Tài
Văn khấn cúng Thần Tài

3. Những lưu ý khi cúng Thần Tài ngày đầu tháng

Khi cúng ông Thần tài ngày mùng 1, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần lau dọn bàn thờ Thần tài trước khi cúng.
  • Khi cúng, trong nhà không nên xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ và tuyệt đối không cho chó, mèo quậy phá gần bàn thờ Thần tài.
  • Gia chủ có thể thắp hương ông Thần tài ngày mùng 1 vào sáng hoặc chiều tối (trước 7h tối) và thắp hương theo số cây lẻ.
  • Cần ăn mặc trang nghiêm, chỉn chu khi cúng Thần tài.
  • Mâm cỗ cúng Thần tài không cần cầu kỳ, quan trọng là lòng thành của gia chủ.
  • Sau khi hương cháy ⅔ nén, bạn nên đem vàng mã đốt ở trong lư. Đến khi vàng mã cháy hết thì dùng rượu và nước cúng tưới lên để mang lại tài lộc và phòng tránh cháy nổ.
  • Sau khi cúng thì cần đợi qua 12 giờ trưa ngày hôm sau mới được hạ lễ. Bánh, trái cây, mâm cỗ không nên chia cho người ngoài, chỉ nên cho người trong nhà ăn vì nếu chia cho người khác nghĩa là đang phát tán lộc.
  • Nếu gia đình nào cúng gạo, muối thì sau khi cúng, nên giữ lại để dùng, không nên rắc ra bên ngoài.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về mâm lễ cúng Thần Tài đầu tháng cúng như các lưu ý về việc cúng Thần Tài. Hãy truy cập M & Tôi để được giải đáp những thắc mắc một cách chi tiết nhé!

Nguồn: Thăng Long Đạo Quán.

Câu hỏi thường gặp

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan