Lời Phật Dạy Về Tình Yêu Nam Nữ

Ở trong học thuyết Duyên khởi, Đức Phật đã minh định sự hình thành của con người là do 12 nhân duyên, hay nói một cách tổng quát là do 5 uẩn hợp thành. Từ đó, Phật cũng khẳng định tùy theo nghiệp lực của mỗi cá nhân mà được thọ thân làm người nam hay nữ trong dòng sống tương tục của sinh tử luân hồi. Và như thế, theo thiển ý của chúng tôi, Phật nghiễm nhiên xác lập vấn đề giới tính rõ ràng, cụ thể qua các bản kinh Nguyên thủy hay Đại thừa về việc thiết lập quan hệ tình cảm nam nữ, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng ngay trong đời sống hiện thực của cõi Dục giới này. Mục đích cuối cùng là nhằm xây dựng một đời sống hướng thượng, hạnh phúc gia đình của giới tại gia đời này, đời sau.

Vấn đề quan hệ tình cảm nam nữ trong Phật giáo

Mở đầu Kinh Tăng Chi, bài Nữ sắc, Phật nói về vấn đề quan hệ tình cảm nam nữ. Rồi Phật nói tiếp: “Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông”. “Ta không thấy một hương,…một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương, vị, xúc người đàn bà. Này các Tỷ kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông…”

Hương là mùi hương. Vị là vị nếm. Xúc là tiếp xúc, sờ mó, mơn trớn. Đàn ông thích những trần cảm ấy từ đàn bà. Ngược lại, trong quan hệ tình dục và sắc dục, vì đàn bà có thua gì đàn ông cho nên Phật nói tiếp: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà…”

Phật lại tiếp tục diễn trình, về tiếng, hương, vị, xúc… của người đàn ông cũng xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, được người đàn bà ưa thích và thèm muốn. Rõ ràng, Đức Phật nhận định sự biểu lộ tình cảm, quan hệ yêu đương giữa nam và nữ, nhìn từ hiện tượng mà nói, do sự khác biệt về giới tính mà nam và nữ hấp dẫn nhau, bị thu hút vào với nhau không những bằng sắc đẹp, mà còn bằng âm thanh, mùi hương, vị nếm, tiếp xúc mà tìm đến với nhau qua con đường tình cảm yêu thương nhau v.v… những quan hệ như vậy dẫn đến tình cảm lứa đôi, sau cùng đi đến hôn nhân, thiết lập một đời sống gia đình là chuyện bình thường và rất tự nhiên.

Tôn trọng và yêu thương trong đời sống gia đình

Với cái nhìn chánh tri kiến, Đức Phật biết chúng sinh đang sống trong cõi gọi là Dục giới, tức là cõi sống có lòng dục, đầy khát ái, bị cuốn hút trong tình yêu, ham muốn tình dục do nghiệp nhân nghiệp quả mà chúng sinh hướng đến là chuyện rất bình thường. Nhưng học thuyết Nhân quả – Nghiệp báo của đạo Phật cũng khẳng định: “Con người là chủ nhân ông của nghiệp, là người thừa tự nghiệp, nghiệp là thai tạng…”. Cho nên, vấn đề đặt ra, là người tại gia phải có thái độ sống và ứng xử văn hóa lành mạnh, không nên tà dâm, nghĩa là không đổ vỡ tình cảm, mang tiếng xấu cho mình và dòng họ, nhằm bảo vệ quyền được hạnh phúc của con người, đảm bảo trật tự an toàn, giảm thiểu tệ nạn xã hội.

Đạo Phật không khuyến cáo, lại càng không bắt buộc các tín đồ phải tránh mọi quan hệ nam nữ, quan hệ tình dục trong đời sống hạnh phúc lứa đôi vợ chồng. Còn thế nào là quan hệ tình cảm yêu đương, đời sống tình dục không chính đáng, đấy lại là một vấn đề tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng nước. Nói chung, người Phật tử không được có quan hệ tình cảm, tình dục với vợ hay chồng của người khác, với người dưới tuổi vị thành niên.

Với tất cả những lời dạy nói trên, được ghi trong các bản kinh, rõ ràng vợ chồng cư xử với nhau trong ba vai trò: người chồng (người vợ), người yêu, người bạn. Ba vai trò này, vợ hay chồng phải thường linh hoạt vận dụng trong mọi hoàn cảnh, tình huống trong đời sống bình nhật thật hợp thời. Khi vợ hoặc chồng bệnh thì phải biết quan tâm chu đáo như là vai trò của người cha, hay mẹ. Trong công việc gia đình, xã hội thì hai người cần có sự bàn bạc thống nhất, hợp tác. Bấy giờ, đôi vợ chồng xuất hiện như là người bạn đời tri kỷ. Lúc riêng tư, thì cần biểu lộ bày tỏ sự yêu thương nồng nàn, đấy là vai trò của người yêu. Và như thế, đời sống hạnh phúc lứa đôi sẽ được duy trì vững bền trọn đời, mặc cho cuộc sống cứ trôi chảy.

Điểm đáng nói, Phật giáo chủ trương thiết lập đời sống hạnh phúc gia đình trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng về vấn đề giới tính, không có thái độ phân biệt đối xử nam trọng nữ khinh. Đạo Phật là bình đẳng, không có phân biệt kỳ thị nam và nữ. Quan điểm của Đức Phật trong các bản kinh đều ghi nhận người phụ nữ được hoàn toàn tự do, không bị hạn chế bởi những quy tắc lễ giáo khắt khe. Đối với đạo Phật, nền tảng hôn nhân đã là tình yêu, thì khi tình yêu vì một lý do nào đó, đã không còn nữa, thì gia đình xác lập trên tình yêu và hôn nhân cũng mất lý do tồn tại – ly dị sẽ là chuyện tất yếu và đương nhiên.

Kết luận

Vấn đề giới tính là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Tôn trọng và yêu thương đối tác trong đời sống gia đình là điều cần thiết để xây dựng một hạnh phúc tự thân, gia đình và toàn xã hội. Đạo Phật hướng dẫn chúng ta cách sống và ứng xử một cách văn minh và có đạo đức trong các mối quan hệ nam nữ.

Với sự tôn trọng và sẻ chia, chúng ta có thể xây dựng một đời sống gia đình hạnh phúc và duy trì tình yêu lâu bền. Tôn trọng và bình đẳng giới tính là nguyên tắc cơ bản trong đạo Phật. Chúng ta cần đối xử công bằng và không phân biệt nam nữ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chỉ khi ta hiểu và thực hiện những nguyên tắc này mới có thể xây dựng được một xã hội hòa bình và hạnh phúc cho tất cả mọi người.

M & Tôi

YouTube video
lời phật dạy về ái dục nam nữ
Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan