Mâm Cơm Cúng Giao Thừa – Bí Quyết Tạo Lòng Thành Kính

Những năm tháng trôi qua, lễ cúng giao thừa luôn giữ vị trí đặc biệt trong lòng người dân Việt Nam. Bên cạnh việc chuẩn bị bài văn khấn, hoa quả, bánh trái, mâm cúng giao thừa cũng có vai trò quan trọng trong việc thể hiện lòng thành kính của mỗi gia đình đối với các vị Thần linh và tổ tiên. Vậy mâm cúng giao thừa gồm những gì? Hãy cùng M & Tôi khám phá bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Vì sao cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng?

Cúng giao thừa được xem là nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. Thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới (tính theo lịch Âm) có ý nghĩa đặc biệt. Theo quan niệm dân gian, vào thời điểm đó, mọi điều xui xẻo, khó khăn của năm cũ sẽ theo dòng thời gian trôi đi, mang lại niềm vui và may mắn khi chào đón năm mới.

Chính vào thời khắc linh thiêng này, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ vật, mâm cúng thịnh soạn để tiến cúng đến các vị Thần linh đã bảo hộ cho gia đình trong năm cũ, đồng thời chào đón các vị quay trở lại để cùng chào đón một khởi đầu mới đầy tốt đẹp.

Văn hóa thờ cúng của người Việt Nam rất quan trọng và không thể thiếu, bởi nó mang lại nhiều ý nghĩa tốt lành như vận may, bình an và thành công. Ai ai cũng mong mình sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong đời.

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Thông thường, lễ cúng giao thừa được tổ chức cả trong nhà và ngoài trời. Vì vậy, bạn cần lưu ý để chuẩn bị lễ vật đúng cách.

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa

Mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo phong tục của từng vùng miền. Dưới đây là mâm cơm cúng giao thừa phổ biến nhất tại 3 miền:

Mâm cúng giao thừa ở miền Bắc

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường bao gồm 4 bát, 4 đĩa. Nếu cỗ lớn hoặc gia đình có điều kiện, có thể sử dụng 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Các món ăn thông thường được chọn làm mâm cúng giao thừa ở miền Bắc gồm: bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà, đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường bao gồm bánh chưng, bánh tét, đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, dưa giá, bát măng khô ninh, bát miến, đĩa cá chiên, đĩa ram… Còn tại các nơi khác tại miền Trung, nhiều món ăn khác cũng được thêm vào như cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

Mâm cơm cúng giao thừa ở miền Nam

Vì thời tiết nắng nóng, mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Nam thường ưu tiên các món nguội. Mâm này thường gồm canh măng tươi, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho hột vịt, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu, bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm…

Ngoài ra, các mâm cưởi còn có các đồ cúng khác như trầu cau, trái cây, đèn dầu, muối, gạo, trà, bánh mứt, hoa cúng, vàng mã…

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng, đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng), bánh kẹo, mâm ngũ quả, rượu, trà, quả cau, lá trầu, đĩa muối, đĩa gạo, nhang và đèn.

Lưu ý, nếu bạn chuẩn bị mâm cúng chay đêm giao thừa, không có gà luộc nhưng vẫn có các đồ lễ khác.

Những lưu ý khi cúng giao thừa

  • Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời để đón quan Hành khiển mới và tiễn quan Hành khiển cũ, gia chủ cần tiến hành lễ cúng giao thừa trong nhà.
  • Mâm cúng cần chuẩn bị đầy đủ và tươm tất. Dù tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình mà bạn có thể chuẩn bị mâm cúng như thế nào, nhưng không nên lơ là trong việc chuẩn bị lễ vật.
  • Tùy theo phong tục vùng miền, mâm cỗ cũng có thể khác nhau, nhưng về cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng…
  • Vào đêm cúng giao thừa, gia đình nên hòa thuận, tránh cãi vã, tranh cãi. Tránh làm đổ vỡ đồ vật để đảm bảo một đêm lễ trọn vẹn.
  • Tránh soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ và mang lại điều không may mắn trong cả năm.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu hơn về mâm cúng giao thừa và cách chuẩn bị mâm cúng một cách tốt nhất. Lễ cúng giao thừa mang ý nghĩa linh thiêng và quan trọng, hãy chuẩn bị chu đáo để có một năm mới trọn vẹn và may mắn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của M & Tôi.

Đừng quên ghé thăm chuyên mục Quà Tết trên trang web M & Tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

M & Tôi – Mang Tinh Hoa Văn Hóa Đến Mọi Nhà

Avatar of M & Tôi

M & Tôi

Trang thông tin tổng hợp, chia sẻ mọi thứ về mọi lĩnh vực trong cuộc sống

Bài viết liên quan